Quảng Nam kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành luật Sâm Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Để phát triển bài bản và bền vững cây sâm Ngọc Linh, UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành luật Sâm Việt Nam.

Sáng 10.7, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu vừa ký công văn gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam về việc kiến nghị, đề xuất một số chủ trương phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.

Theo UBND tỉnh, Quảng Nam là một trong hai địa phương (cùng với tỉnh Kon Tum) có cây đặc hữu sâm Ngọc Linh được xem là cây quốc bảo của Việt Nam.

Sâm Ngọc Linh được trồng ở huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam)

Sâm Ngọc Linh được trồng ở huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam)

Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, UBND tỉnh Quảng Nam đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình phát triển sâm trên địa bàn và bước đầu đạt được những kết quả tích cực.

Cây sâm Ngọc Linh đã và đang từng bước phát triển, tạo nên diện mạo mới và thu nhập ổn định cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, việc phát triển các vùng trồng vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Ngoài ra, hiện nay việc xác định cây sâm Ngọc Linh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, chưa được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, hạ tầng để kiểm định, phân định rõ ràng. Từ đó, tình trạng sâm Ngọc Linh giả vẫn còn xảy ra thường xuyên và phức tạp, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng quốc bảo Việt Nam.

Bên cạnh công tác trồng, sản xuất, việc đồng bộ các công trình về kết cấu hạ tầng giao thông thực hiện liên kết vùng sâm chủ yếu dựa vào nguồn lực địa phương nên còn rất nhiều hạn chế; chưa đảm bảo và tương xứng với nhu cầu phát triển hàng hóa, du lịch và kêu gọi các nguồn đầu tư đủ mạnh để phát triển vùng sâm Ngọc Linh...

Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có ý kiến kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành luật Sâm Việt Nam.

Đồng thời, kiến nghị Chính phủ chủ trương đầu tư hạ tầng giao thông kết nối đến thủ phủ vùng sâm Ngọc Linh.

Cụ thể, nâng cấp QL40B, đoạn H.Bắc Trà My - giáp tỉnh Kon Tum, dài 45 km, dự kiến kinh phí khoảng 1.500 tỉ đồng. Tỉnh Quảng Nam chịu kinh phí giải phóng đền bù. Ngoài ra, đầu tư xây dựng tuyến đường chiến lược vùng sâm Ngọc Linh, dài 60 km, dự kiến kinh phí khoảng 911 tỉ đồng.

Kêu gọi và thu hút các tập đoàn lớn vào đầu tư phát triển sâm tại Quảng Nam. Chọn 1 ngày trong năm người dân Việt Nam dùng sâm Việt Nam, tỉnh Quảng Nam đề xuất ngày 1.8 hằng năm.

UBND tỉnh cũng đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam có ý kiến kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành T.Ư quan tâm chủ trì sơ kết thực hiện Quyết định Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Từ đó, làm cơ sở cho các tỉnh đánh giá kết quả đạt được và có những kiến nghị về khó khăn, vướng mắc trong thời gian tới để thực hiện…

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.