Quảng Nam: Khai mạc lễ hội sâm Ngọc Linh và kỷ niệm 20 năm tái lập huyện Nam Trà My

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tối 1/8, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện miền núi Nam Trà My long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 5 và Kỷ niệm 20 năm tái lập huyện (1/8/2003 - 1/8/2023).

Với mục tiêu giới thiệu, quảng bá về cây sâm Ngọc Linh, các loại dược liệu khác và tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện đến đông đảo nhân dân, du khách, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 5 là một sự kiện quan trọng nhằm truyền tải các thông điệp về sâm Ngọc Linh đến với mọi miền đất nước và trên thế giới, phấn đấu xây dựng huyện Nam Trà My trở thành vùng dược liệu trọng điểm của quốc gia.

Sản phẩm sâm Ngọc Linh trưng bày. (Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN)

Sản phẩm sâm Ngọc Linh trưng bày. (Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN)

Ông Lê Thanh Hưng, Bí thư huyện ủy Nam Trà My khẳng định: Từ một huyện xuất phát điểm kinh tế thấp, đến nay huyện luôn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trên 10%. Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, đặc biệt là sau 20 năm kể từ ngày tái lập, Đảng bộ, chính quyền, đồng bào các dân tộc huyện Nam Trà My đã đoàn kết một lòng, tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu vươn lên để xây dựng và phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.

Huyện đã phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển các loại cây trồng bản địa có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương; đặc biệt, đã tập trung bảo tồn nguồn gen quý hiếm và hình thành vùng trồng cây dược liệu, sâm Ngọc Linh theo quy mô tập trung.

Bước sang thời kỳ mới, nhiệm vụ đặt ra cho toàn tỉnh nói chung và huyện Nam Trà My nói riêng sẽ hết sức nặng nề, đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực, phấn đấu và quyết tâm lớn hơn nữa của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện.

Ông Phan Việt Cường đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp huyện tập trung lãnh đạo, triển khai thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra; trong đó có việc khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trên cơ sở các cơ chế, chính sách hiện có, kết hợp lồng ghép các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Huyện triển khai hiệu quả Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 gắn với các Chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với người dân đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, khai thác, chế biến sản phẩm; phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác trong nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm sâm Ngọc Linh

Huyện tuyên truyền, hướng dẫn, thu hút người dân sống gần rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ cây sâm Ngọc Linh gắn với tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khai thác hiệu quả việc trồng sâm Ngọc Linh và cây dược liệu dưới tán rừng; quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My trở thành “Thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.

Cây sâm Ngọc Linh là loài dược liệu đặc biệt quý hiếm, có giá trị đặc hữu, với những đặc tính riêng có mà các loài sâm khác trên thế giới không có được. Tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thực hiện công tác bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh với mục tiêu xây dựng và phát triển sâm thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y - dược và chăm sóc sức khỏe, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Hiện, sâm Ngọc Linh được trồng tập trung ở huyện Nam Trà My, tổng diện tích gần 810ha, với khoảng hơn 3 triệu cây.

Năm 2023, cùng với Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 5, huyện Nam Trà My đồng thời tổ chức các sự kiện kỷ niệm 20 năm tái lập huyện. Đây là dịp để toàn Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc thiểu số huyện ôn lại chặng đường 20 năm xây dựng, phát triển đã qua; xác định mục tiêu, định hướng cho chặng đường phát triển tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

Điểm hẹn xanh An Toàn

Điểm hẹn xanh An Toàn

An Toàn là một xã vùng cao của An Lão - huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bình Định, vùng đất còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, trong lành, điểm đến lý tưởng cho những ai muốn được chữa lành giữa thiên nhiên xanh tươi, thế giới tự nhiên hài hòa.

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Đảo Bé, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được ví như “thiên đường” du lịch giữa biển khơi, nơi đây sở hữu cảnh sắc hoang sơ, những vách đá trầm tích núi lửa hàng triệu năm, bờ cát trắng mịn, bờ biển đẹp... Chính vẻ đẹp vừa mộc mạc, vừa thơ mộng ấy đã mang lại sức hút riêng biệt cho vùng đất này.

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

(GLO)- Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) vừa chính thức ra mắt 3 video clip quảng bá vẻ đẹp du lịch Việt Nam. Trong đó, Gia Lai góp mặt với 2 đại diện là núi lửa Chư Đang Ya và thác K50.

'Nóng' với du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5

'Nóng' với du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày, tạo cơ hội cho nhiều gia đình lên lịch vui chơi. Đặc biệt, tour nội địa có xu hướng dịch chuyển ngược, khi lượng khách đổ về TPHCM khá đông nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Phát huy lợi thế và tiềm năng về phát triển kinh tế đêm của địa phương, UBND phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) triển khai xây dựng Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum với quy mô 51 gian hàng trên khu đất rộng hơn 5.100m2 tại khu vực đường Bạch Đằng.