Quả mọng, trà, rượu vang đỏ giúp phòng ngừa cúm nặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong quả mọng, trà và rượu vang đỏ có tính chất bảo vệ giúp điều chỉnh hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng, theo một nghiên cứu mới.

 

Theo Daily Mail, các flavonoid trong các loại thực phẩm này hoạt động với một loại vi khuẩn ruột đặc biệt để phòng ngừa nhiễm cúm nặng. Trong các thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học giải thích rằng loại vi khuẩn này dù không ngăn chặn được sự lây nhiễm nhưng có thể tăng hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh cúm không làm tổn hại đến mô phổi.

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể giúp giải thích tại sao mọi người có những phản ứng khác nhau với nhiễm trùng. Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn với bệnh cúm trong vòng một tuần nhưng nó có thể nguy hiểm cho người cao tuổi hoặc người có bệnh đặc biệt. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có đến 250.000 đến 500.000 người chết mỗi năm do cúm.

Trong nhiều năm qua, flavonoid đã được cho là có tính chất bảo vệ giúp điều chỉnh hệ miễn dịch để chống nhiễm trùng. Flavonoid phổ biến trong khẩu phần ăn của chúng ta, vì vậy một ý nghĩa quan trọng của nghiên cứu này là flavonoid có thể làm việc với các vi khuẩn đường ruột để bảo vệ chúng ta khỏi bệnh cúm và nhiễm virus khác, theo tác giả nghiên cứu - Tiến sĩ Ashley Steed, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện St Louis (Missouri, Mỹ).

Ngọc Lam (Thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.