Tôi về "...quê ta miền Đất Đỏ"-Kỳ 1: Nhớ Côn Đảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mấy anh chị em văn nghệ sĩ Gia Lai dự trại sáng tác Vũng Tàu vào những ngày đầu tháng 11 này nhất trí với nhau sẽ dành thời gian ra Côn Đảo vài hôm để viếng mộ chị Võ Thị Sáu, thăm Nghĩa trang Hàng Dương, nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng, người yêu nước bị kẻ thù giết hại từ những năm 1862 cho đến ngày đất nước sạch bóng quân thù, non sông thu về một mối (ngày 30-4-1975).

Nhưng dự định nói trên của chúng tôi đã không thực hiện được, bởi cơn bão số 12 ập vào Biển Đông. Những ngày đó, các đồng nghiệp ở Bà Rịa-Vũng Tàu cho hay, chẳng có tàu thuyền nào ra đảo, thế là đành lỗi hẹn với chị Sáu. Mọi người buồn lắm.

 

Một góc Côn Đảo. Ảnh: Tiến Dũng
Một góc Côn Đảo. Ảnh: Tiến Dũng

Nghĩ về chị Sáu, tôi lại nhớ về Côn Đảo. Cách đây hơn 7 năm, tháp tùng các vị nguyên là lãnh đạo tỉnh Gia Lai, tôi đã một lần đến Nghĩa trang Hàng Dương, nơi chị Sáu và hàng vạn chiến sĩ cách mạng, người yêu nước nằm lại. Tôi từng được nghe bao câu chuyện kể về người con gái Đất Đỏ anh hùng, những câu chuyện như đã đi vào huyền thoại, một trong những người con gái Việt Nam kiên trung, bất khuất, trước mũi súng của quân thù vẫn không hề khiếp sợ.

Một trong những câu chuyện ấy kể rằng, sau khi hành quyết chị Sáu, một tên đao phủ lê dương trở lại cầu tàu để chuẩn bị về đất liền đã khóc và nói với người tù làm bồi bàn, rằng “tôi đã gặp nhiều kẻ phát điên, phát khùng, nhiều kẻ sợ hãi đến ngất lịm phải dựng lên bắn. Còn cô ấy bình thản đến lạ lùng, yêu đời đến phút chết, dũng khí tỏa ra ngay cả khi đã ngã xuống rồi. Đó mới chính là một người anh hùng”(*).

Côn Đảo ngày tôi đến đã là một huyện thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.Trước đó, có thời gian nơi này mang tên là Đặc khu Bà Rịa-Vũng Tàu, trở thành một địa chỉ tham quan du lịch, thu hút khách phương xa hành hương về khám phá, đặc biệt là tìm hiểu về lịch sử một thời Côn Đảo được coi là “địa ngục trần gian”. Hơn thế, khách đến Côn Đảo còn vì ước nguyện một lần được viếng mộ người nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Nhiều người khẳng định rằng, đến viếng mộ chị Sáu, nếu ai thành tâm, thật sự là một người chân chính, trọng nghĩa, trọn tình, thủy chung với nước, với dân, với bà con xóm giềng, họ tộc và với đồng bào, đồng chí... thì “cầu gì được nấy”.

Tôi là một trong hàng triệu khách đến Côn Đảo, đến với chị Sáu ở Hàng Dương tin điều đó. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà năm ấy, khi ông Đoàn Nguyên Đức-Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ngỏ lời kính mời các vị nguyên là những người đứng đầu tỉnh Gia Lai qua các thời kỳ dự một chuyến “hành phương Nam” trên máy bay riêng của mình, sau khi bàn thảo, các vị khách quý đã quyết định sẽ dành 2 ngày đêm thăm Côn Đảo, viếng mộ chị Sáu ở Hàng Dương, mặc dù cả chuyến đi khi đó chỉ kéo dài 8 ngày, 7 đêm.

Hồi đó, đoàn chúng tôi đến viếng mộ chị Sáu vào một sớm tinh mơ, vậy nhưng đã có rất nhiều đoàn đã đến trước, có người còn đến lúc giao thời giữa 2 ngày cũ-mới. Cô hướng dẫn viên ở Bảo tàng Côn Đảo cho biết, không lúc nào bên mộ chị Sáu vắng người và hương hoa. Ngoài khách thập phương đến viếng chị, thì hàng ngày, nhiều bà con trên đảo, từ nhà nông, ngư dân, đến chủ doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh... cũng đến đây với nhiều tâm nguyện. Mỗi người đến với chị Sáu bằng chính cái tâm trong sáng của họ. Họ mong chị Sáu chia sẻ cùng mình bao nỗi niềm, cả những điều thầm kín nhất. Hôm ấy, tôi loay hoay tìm cách ghi vài tấm hình trong khi đoàn chúng tôi dâng hương, dâng hoa bên mộ phần chị Sáu, nhưng do trời chưa kịp sáng, máy ảnh không tốt, lại không dám bật đèn flash vì vị trưởng đoàn bảo không nên, và tâm trí tôi khi ấy cũng chẳng còn tập trung vì bao điều nghe, đọc về sự kiện hôm bọn giặc Pháp giết chị ở chính nơi này..., vì thế mà kết quả mấy tấm hình không như ý. Tuy vậy, sau đó lòng tôi cảm thấy vô cùng toại nguyện, rằng đã được một lần đến thắp nén nhang lòng bên phần mộ người nữ anh hùng mà từ nhỏ, khi còn ở căn cứ, là chú lính tí hon, tôi đã ngưỡng mộ, đã coi gương hy sinh vì nước, vì dân của chị là điều mà bản thân luôn rèn luyện phấn đấu noi theo!

Năm đó, tôi ra Côn Đảo 2 ngày cũng chỉ là một chuyến “cưỡi ngựa xem hoa”, mặc dù chúng tôi đã cố gắng đến tất cả những địa chỉ cần đến nhưng vẫn còn đó bao điều chưa biết. Giá mà lần này được “thuận buồm  xuôi gió”, tôi lại có thêm những điều hiểu biết hơn về chị Sáu trong những giờ phút cuối cùng ở nơi địa ngục trần gian ấy. Nhưng, “thua keo này ta bày keo khác” vậy. Tôi quyết định một lần về quê hương Đất Đỏ.

Khi hay tin và quyết định cùng  tôi về quê chị Sáu, nhà thơ Tạ Chí Tào, thành viên đoàn chúng tôi ở trại sáng tác Vũng Tàu cho biết, cách đây 2 tháng, vợ chồng anh đã có dịp ra viếng mộ chị Sáu ở Côn Đảo, hôm nay lại may mắn được về thăm quê hương của chị ở Đất Đỏ, thăm nhà chị, công viên mang tên chị và thắp nén nhang tưởng nhớ người nữ anh hùng là điều vinh dự lắm. Anh còn nói thêm, lần này anh có dịp tìm hiểu kỹ hơn về thân thế, sự nghiệp của chị Sáu, qua đó càng tự hào hơn về người con yêu quý của miền Đất Đỏ... Tôi thoáng nhìn thật kỹ người bạn thơ, chợt nghĩ về chuyến đi của anh ra Côn Đảo viếng chị Sáu vài tháng trước... Căn bệnh hiểm nghèo của anh giờ hình như đã được đẩy lùi, từ một người có... 34 ký, giờ anh là thành viên khỏe mạnh trong đoàn tham gia trại sáng tác văn học-nghệ thuật lần này của chúng tôi.

Đoàn Minh Phụng
-------
(*) Nguyễn Đình Thống-“Võ Thị Sáu-Con người và huyền thoại”-NXB Tổng hợp TP. HCM, 2010. Tr 69.

Có thể bạn quan tâm

“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Trước đây, sản phẩm muối Ba Thắc, hay muối Long Điền sau này nức tiếng khắp vùng, với những cánh đồng muối “thẳng cánh cò bay” của đại điền chủ giàu nứt vách như ông Trần Trinh Trạch - cha của công tử Bạc Liêu…
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.