Những trái tim thiện lương giữa đời thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
Sau mỗi vụ thiên tai, cháy nổ gây thiệt hại về người, tôi tin rằng cuộc sống luôn xuất hiện những con người dũng cảm, nhiều trái tim thiện lương vẫn luôn tỏa sáng

Những câu chuyện đẹp về tình người chính là liều "kháng thể" cần thiết chống lại những "virus tiêu cực" của xã hội. Những nghĩa cử không ngại hiểm nguy để cứu người là thông điệp tích cực lan tỏa đến cộng đồng. Câu chuyện về họ là những minh chứng cho cuộc đời có rất nhiều trái tim nhân từ, tỏa sáng khắp nơi.

Quả cảm cứu người

Khoảng 0 giờ 30 phút ngày 24-5, một vụ cháy lớn xảy ra tại căn nhà nằm trong ngõ 43 Trung Kính (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội). Ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, khói đen bốc cao kèm theo nhiều tiếng nổ lớn. Ngay khi nhận được tin báo, Công an TP Hà Nội đã điều động lực lượng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ đến hiện trường tổ chức chữa cháy. Các lực lượng đã phá khóa cổng chính, phá ô cửa sổ để tiếp cận bên trong ngôi nhà và kịp thời cứu được 7 người mắc kẹt, trong đó có 3 người bị thương được đưa đi cấp cứu. Đến 1 giờ 26 phút, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Hậu quả của vụ cháy thật sự khủng khiếp, làm 14 người tử vong và 6 người bị thương.

Anh Đồng Văn Tuấn (thứ 3 từ trái qua) và anh Hoàng Anh Tuấn (giữa), người hùng cùng lực lượng cứu hộ cứu người trong vụ cháy nhà nằm trong ngõ 43 Trung Kính, nhận giấy khen của UBND quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Ảnh: HOÀNG PHONG

Anh Đồng Văn Tuấn (thứ 3 từ trái qua) và anh Hoàng Anh Tuấn (giữa), người hùng cùng lực lượng cứu hộ cứu người trong vụ cháy nhà nằm trong ngõ 43 Trung Kính, nhận giấy khen của UBND quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Ảnh: HOÀNG PHONG

Con số thương vong quá lớn khiến xã hội bàng hoàng, xót thương. Tuy nhiên, qua vụ việc, một điểm sáng tuyệt vời lan tỏa đến cộng đồng trong thời khắc bi thương ấy. Bảy nạn nhân may mắn được cứu sống là nhờ sự quả cảm của lực lượng PCCC và cứu nạn cứu hộ; đặc biệt là tinh thần dũng cảm, mưu trí của không ít người dân đã không ngại hiểm nguy. Một trong số những "người hùng" giải cứu người mắc kẹt bên trong vụ cháy nhà trọ là anh Đồng Văn Tuấn (21 tuổi; quê ở Trực Khang, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), đang thuê trọ ở gần đó.

Anh Mai Lê Duy Quang (bìa phải) tại buổi tri ân hành động đẹp trên cầu Phú Mỹ do Báo Pháp Luật TP HCM tổ chức, ngày 11-8-2024. Ảnh: NGUYỆT NHI

Anh Mai Lê Duy Quang (bìa phải) tại buổi tri ân hành động đẹp trên cầu Phú Mỹ do Báo Pháp Luật TP HCM tổ chức, ngày 11-8-2024. Ảnh: NGUYỆT NHI

Thời điểm xảy ra vụ cháy, có nhiều tiếng kêu cứu phát ra từ căn nhà đang chìm trong biển lửa. Lập tức anh Tuấn nhận định vị trí để tiếp cận lối vào bên trong căn nhà. Anh cùng 2 người khác dùng thang leo lên cửa sổ tầng 2 của căn nhà, dùng búa đập tường để các nạn nhân mắc kẹt chui ra. Sau khi cùng 2 người khác cứu được 3 người, ngọn lửa bùng lên dữ dội, mọi nỗ lực cứu những người tiếp theo là vô vọng.

Đó là hình ảnh dũng cảm cứu người của anh Mai Lê Duy Quang (45 tuổi, làm thợ xây tại công trình cách cầu Phú Mỹ khoảng 1 km), khi chứng kiến chuỗi 8 ô tô bị biến dạng trong vụ đụng xe xảy ra trên cầu ngày 8-8. Một người trong xe 7 chỗ đã thoát ra được, còn tài xế kẹt trong ghế lái và khung xe móp méo không thể nhúc nhích, phía sau ngọn lửa bén vào xăng bị rò rỉ bắt đầu bùng lên. Không màng đến chiếc xe sắp nổ, anh Quang nhảy lên ca-pô hô hoán mọi người tìm cách cứu người bị nạn. Anh cùng vài người khác đập kính chắn gió, cắt dây an toàn để kéo tài xế ra ngoài. Khi nạn nhân vừa thoát khỏi xe thì cũng là lúc ngọn lửa bùng lên thiêu rụi ô tô. Sau vụ việc, nhóm người hùng cũng âm thầm rời khỏi hiện trường.

Hiện trường vụ cháy ở căn nhà trong ngõ 43 Trung Kính. Ảnh: HOÀNG PHONG

Hiện trường vụ cháy ở căn nhà trong ngõ 43 Trung Kính. Ảnh: HOÀNG PHONG

Đó là hình ảnh của anh Nguyễn Đăng Văn (30 tuổi, sống tại quận Cầu Giấy, làm nghề giao hàng), khi nghe tin chung cư nơi chị gái mình đang sống bị cháy lúc 1 giờ ngày 13-9, đã phóng xe tới hiện trường. Lao lên căn hộ không thấy gia đình chị của mình, anh cùng lực lượng cứu hộ đi lùng sục các căn hộ để cứu người.

Chia sẻ với báo chí, anh Văn cho biết: "Thấy người khác đứng trước ranh giới của sự sống và cái chết, tôi chẳng nghĩ gì ngoài việc cứu người là trên hết". Anh Văn lên căn phòng của chị gái ở tầng 4, không thấy ai nên chuyển sang các phòng khác. Sau đó, anh đã đưa được 7 nạn nhân rồi tiếp tục cùng một cảnh sát đưa thêm 2 người khác ra ngoài.

Không tính toán thiệt hơn

Qua vụ việc, có ý kiến cho rằng những "người hùng" khá liều lĩnh khi không mặc đồ bảo hộ nhưng vẫn lao vào biển lửa nhưng tôi nể phục tinh thần dũng cảm, không ngại hiểm nguy để cứu người bị nạn. Đây là những trái tim thiện lương xả thân vì mọi người, những tấm lòng vô cùng đáng trân quý. Xã hội ngày càng phát triển, con người có quá nhiều mối bận tâm trong cuộc sống và công việc, một phần giới trẻ thì bị cuốn vào cuộc sống ảo trên mạng xã hội… khiến họ thu mình; một bộ phận khác thì thờ ơ với cộng đồng.

Tuy nhiên, sau mỗi vụ thiên tai, cháy nổ gây thiệt hại về người thì tôi tin rằng cuộc sống luôn xuất hiện những con người dũng cảm, nhiều trái tim thiện lương vẫn luôn tỏa sáng. Họ ẩn sau vẻ ngoài giản dị của anh xe ôm, tài xế, người giao hàng… Họ trở nên cao quý từ lòng trắc ẩn với nỗi đau của con người. Bởi lẽ, họ dám vượt qua mối đe dọa tính mạng, quên đi hoàn cảnh khó khăn của bản thân, không tính toán thiệt hơn để cho đi những gì mình có. Câu chuyện về họ khiến tôi tràn ngập niềm tin vào tính thiện tâm.

Trong câu chuyện "Chiếc lá cuối cùng" của O. Henry, những cơn gió lạnh buốt mùa đông đã không thể thổi bay "chiếc lá cuối cùng", hiện thân cho lòng vị tha cao thượng của cụ Behrman. Chiếc lá ấy còn mãi, cho tới hôm nay, trong lòng tôi và trong những trái tim nhân từ mà tôi đã gặp. Những khó nhọc mưu sinh không khiến họ trở nên ích kỷ, những nỗi mất mát từng trải qua không khiến họ thu mình.

Tốt đẹp, tử tế từ trước tới nay luôn là một lựa chọn. Không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với ai. Cuộc sống sẽ không ngừng đẩy bạn va vào những hoàn cảnh trái ngang, cay đắng, những con người có nhân cách tồi tệ. Nhưng quyết định đối mặt như thế nào lại nằm ở chính chúng ta. Và như một sự mầu nhiệm, lòng tốt càng lan tỏa, cơ duyên tốt đẹp liên tiếp xuất hiện. Trong một tác phẩm của mình, Mark Twain có viết: "Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể nhìn thấy được". Vậy nên, hãy trao lòng tốt bằng trái tim yêu thương. Tôi tin rằng không ai trong số họ mong muốn mình được vinh danh, được mất bởi hành động của mình. Những người gặp nạn may mắn được cứu thoát bằng chính những con người cao thượng và nhân từ này. Hãy tin, hãy yêu, nuôi dưỡng và lan tỏa sự tử tế.

Theo Minh Huyền (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Trước đây, sản phẩm muối Ba Thắc, hay muối Long Điền sau này nức tiếng khắp vùng, với những cánh đồng muối “thẳng cánh cò bay” của đại điền chủ giàu nứt vách như ông Trần Trinh Trạch - cha của công tử Bạc Liêu…
Nghe phượt thủ 71 tuổi kể chuyện

Nghe phượt thủ 71 tuổi kể chuyện

Ở cái tuổi ngồi hưởng cuộc sống an nhàn bên con cháu, hàng ngày chỉ cần đi từ giường ngủ ra bàn ăn, nhưng “lão đại” Trần Lê Hùng lại chọn con đường khác. Với ông, già thì già, máu tươi có thể thiếu chứ “máu đi”, máu xê dịch thì lúc nào cũng căng tràn.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.