Những căn hộ, khách sạn cho người cần tránh bão ăn ở miễn phí, ô tô chắn gió cho xe máy qua cầu hay chở người dưng về tận nhà là câu chuyện ấm lòng trong bão số 3.
Trong nhịp sống hối hả của Sài Gòn, giữa những con đường đông đúc và tòa nhà chọc trời, có những cửa hàng 0 đồng với thông điệp “Ai cần đến lấy, ai thừa đến cho” như gam màu sáng bừng lên tình người chốn phồn hoa.
(GLO)- Bằng việc lập ra gian hàng 0 đồng và kêu gọi sự chung tay hỗ trợ của các nhà hảo tâm, chị Lê Thị Thảo (buôn Sô Ma Lơng A, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã giúp đỡ những cảnh đời khó khăn, nhất là người già và các em nhỏ trên địa bàn xã.
Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.
Từ ngàn xưa đến nay, cứ mỗi lần thiên tai, địch họa xảy ra, tinh thần tương thân tương ái của người Việt lại bừng sáng, soi rọi giá trị của từ “đồng bào”.
Giữa cơn cuồng phong khủng khiếp của bão số 3, mọi người không khỏi xúc động khi thấy được hình ảnh một hàng ô tô nối đuôi nhau chầm chậm che chắn gió cho những người đi xe máy trên cầu Nhật Tân (Hà Nội).
Trời mưa lớn khiến những chỗ đường dốc ở TP.HCM, nước chảy mạnh cuốn cả người lẫn xe. Giữa cảnh ấy, nhiều người sẵn sàng chạy đến ứng cứu, san sẻ tình người ấm áp.
Sau mỗi vụ thiên tai, cháy nổ gây thiệt hại về người, tôi tin rằng cuộc sống luôn xuất hiện những con người dũng cảm, nhiều trái tim thiện lương vẫn luôn tỏa sáng
Người sống cần làm đẹp đã đành, mà người đã khuất cũng có luôn? Tất nhiên, nhu cầu đó của người đã khuất, đa phần xuất phát từ người thân của họ, những người còn đang sống. Ai cũng hiểu, lúc sống thế nào thì thôi, nhưng đã về bên kia thế giới, thì còn gì nữa đâu?
(GLO)- Hầu hết những bệnh nhân bị dương tính với SARS-CoV-2 đều cảm thấy bất ngờ, lo lắng và thậm chí là sợ hãi. Ổn định tâm lý là cách đầu tiên để đẩy lùi bệnh tật, quan trọng hơn bất kỳ loại thuốc nào. Chính vì thế, những F0 luôn cần sự cảm thông, chia sẻ của mọi người.
Bắt đầu từ năm 2016, nhóm thiện nguyện Đêm Sài Gòn do anh Nguyễn Vương Trường Thành (27 tuổi) là trưởng nhóm đã miệt mài giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, cơ nhỡ chọn hè phố làm nơi ngả lưng mỗi đêm.
(GLO)- Đang vào thời gian cao điểm thu hoạch lúa và cà phê nhưng xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa) lại là “điểm nóng“ của dịch Covid-19. Trước tình hình đó, huyện Đak Đoa huy động lực lượng vào tâm dịch giúp người dân thu hoạch nông sản.
Ra trường, khi tôi đăng ký thực tập ở Mái ấm Hoa Lan, thằng bạn thân can: “Mày không biết ở đó toàn thành phần như thế nào à? Có lần tao tới, mấy đứa con gái ở đó đầy vấn đề…“.
(GLO)- Gia Lai còn nhiều người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn nhưng nguồn lực để chăm lo các đối tượng này có hạn. May mắn thay giữa bộn bề thiếu thốn đó, nhiều doanh nhân với tấm lòng nồng ấm yêu thương đã tích cực sẻ chia với người nghèo. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, biết bao nghĩa tình đã được các doanh nghiệp trao gửi cho những phận đời khốn khó.
(GLO)- Ngày 23-9, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi căn nhà sàn của chị Rmah H'Ơr (làng Ia Ptau, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện). Ngay sau đó, gia đình chị H'Ơr đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân.
(GLO)- Những ngày qua, “cây ATM gạo“ của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải-Chi nhánh Gia Lai (MSB Gia Lai) tổ chức tại số 40A Hùng Vương (phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã giúp hàng trăm người nghèo, người bán vé số, người lang thang cơ nhỡ ấm lòng hơn trong đại dịch Covid-19.
(GLO)- Những ngày này, lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) tỉnh Gia Lai phải căng mình thực hiện “nhiệm vụ kép“, đặc biệt là các chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 tại cửa ngõ vào tỉnh. Cũng từ đây, nhiều hình ảnh đẹp, việc làm tốt của lực lượng CSGT được lan tỏa.
(GLO)- Với phương châm “ai có gì góp nấy“, nhiều tổ chức, cá nhân đã sẻ chia, giúp đỡ những người gặp khó khăn trong mùa dịch, tạo sự lan tỏa tích cực trong cộng đồng.
(GLO)- “Bên nhau nâng ly rượu quên những ngày vất vả ngược xuôi“, câu hát trong bài ca xuân quen thuộc đã nói lên hết tình cảm cũng như mong ước con người ngày Tết. Câu ca cũng thể hiện đầy đủ cái tình độ lượng ngày xuân, xóa đi tất cả những gì gọi là xui xẻo, thay bằng niềm tin tưởng mong chờ bao điều may mắn.
“Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày“, đau đớn hơn còn có những đứa con trời đánh không chỉ kể khổ vì phải nuôi cha mẹ mà còn ngược đãi hành hạ khi cha mẹ về tuổi xế chiều.
(GLO)- Do ảnh hưởng bão số 9, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) có 41 ngôi nhà bị ngập, 246 ngôi nhà bị tốc mái, 6 ngôi nhà sập hoàn toàn; nhiều công trình kiến trúc, trường học bị hư hỏng. Mưa bão cũng làm nhiều diện tích cây trồng bị ngã đổ. Sau bão, cùng với sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể địa phương, nhiều cá nhân đã chung tay giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống.
Hình ảnh những người dân vùng lũ lụt ngập nặng ở huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh (Quảng Bình) vẫy tay cầu cứu “có chi ăn không?“ khiến đồng bào cả nước nhói lòng.