Trước thảm họa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.

Ám ảnh nhất sau thảm họa vẫn là những ánh mắt thất thần trước sự tan hoang, chết chóc. Trong thảm họa Làng Nủ, ánh mắt của người còn sống như hoang hoải, xung quanh là những chiếc quan tài của người thân, người trong làng vừa chết. Cả một ngôi làng bỗng chốc bị xóa sổ, chỉ còn bùn lầy. Còn ai sống để khóc. Dù đã tang thương, nhưng những người còn sống hoặc đã mất của Làng Nủ được an ủi phần nào trước hơi ấm tình người. Là những nỗ lực cứu người hoặc làm công tác hậu sự của bộ đội, công an, chính quyền địa phương; là những chuyến xe chở hàng từ thiện khắp nơi đổ về không chỉ Lào Cai (nơi có số lượng người bị nạn cao nhất, tính tới ngày 12/9). Thủ tướng cũng đã đến Làng Nủ kịp thời động viên người dân và lực lượng cứu hộ, cứu nạn. Nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước sau chuyến công du; chuyên cơ vừa hạ cánh đã ngay lập tức có mặt tại vùng lũ, lụt.

Bão, hoàn lưu gây lũ, lở đất chưa khi nào gây hại khủng khiếp trên diện rộng tới nhiều tỉnh miền Bắc và cả Thủ đô như lúc này. Nước sông Hồng mấy ngày qua được người dân quan tâm từng xen-ti-mét (xem đã tới mức báo động 3 hay chưa); các hồ thủy điện xả lũ thế nào... Từng con số nhích lên, từng khối nước xả đáy đập như một sự thổn thức. Mức độ quan tâm xử lý hậu quả sau bão lũ dàn trải nhiều địa phương-đây thực sự là một thách thức với các nhà quản trị quốc gia.

Tấm lòng thiện nguyện ngay lúc này là sự trân quý, nhưng có lẽ cũng cần thống nhất cách xử lý để tránh xảy ra tình huống: Thứ cần không có, thứ có không cần. Người người, nhà nhà làm từ thiện bão lũ, nhưng nếu không đúng trọng tâm, trọng điểm sẽ trở nên lãng phí. Trong khi đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với hệ thống chân rết xuống tận cấp xã, cách làm mới (thời 4.0) khá thống nhất và hiệu quả.

Thiên tai ở bất cứ đâu trên thế giới dù không mong muốn, nhưng qua đó cũng phơi lộ nhiều điều. Còn quá sớm để soi lại chất lượng các công trình trăm tỷ, nghìn tỷ có bị bão tàn phá quá dễ hay không; rồi chất lượng cây xanh trồng mới và đặc biệt chất lượng quản trị của những người có trách nhiệm trước thiên tai...

Xem những bức ảnh chiều 12/9, mây trên trời Làng Nủ trắng như bông giữa nền trời xanh ngắt, nhưng bên dưới là ngổn ngang bùn đất và vẫn còn những người chưa thể về nhà sau thảm họa. Những người may mắn thoát nạn, trong đó có nhiều đứa trẻ thuộc ngôi làng này sẽ được cả nước quan tâm, săn sóc; nhưng vết thương lòng liệu có dễ liền da. Mong sao thế giới này, đất nước này sẽ không còn thảm họa nào như cái tên Làng Nủ nữa.

Chiều nay, một tiếng chuông chùa ven sông Hồng vang giữa thinh không, tiễn đưa những linh hồn phiêu diêu sau mưa lũ; tiễn đưa cả những khó khăn trước mắt...

Theo Đình Thắng (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...