Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
Trận mưa to lúc rạng sáng nay 13-9 khiến nhiều người ở Làng Nủ không thể nào chợp mắt bởi nỗi ám ảnh của những cơn mưa, khi trận lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng diễn ra sáng sớm ngày 10-9 đã khiến 45 người chết và 50 người đang mất tích - Ảnh: Văn Duẩn

Trận mưa to lúc rạng sáng nay 13-9 khiến nhiều người ở Làng Nủ không thể nào chợp mắt bởi nỗi ám ảnh của những cơn mưa, khi trận lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng diễn ra sáng sớm ngày 10-9 đã khiến 45 người chết và 50 người đang mất tích - Ảnh: Văn Duẩn

Chúng tôi lên Làng Nủ, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai tác nghiệp và tá túc ngủ nhờ nhà Hoàng Văn Quyển, phó trưởng ban chỉ huy quân sự xã Phúc Khánh. Nhà anh chỉ cách nơi lũ quét kinh hoàng vùi lấp 37 hộ dân hôm 10-9 chỉ khoảng vài trăm mét.

1 giờ 40 phút ngày 13-9, anh Quyển gọi đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Cả nhà mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Nguy hiểm lắm" - Quyển nói và giục vợ đưa áo mưa, rồi tôi cùng vợ chồng anh mang theo những thứ cần thiết, khoác áo mưa rời khỏi nhà Quyển.

Mưa đêm nay ở Làng Nủ không giống một trận mưa thông thường. Với người không chứng kiến, không trải qua trận lũ ở Làng Nủ vừa qua, sẽ không thể nào cảm nhận được nỗi lo của trận mưa lớn đang diễn ra. Không thể hiểu được vì sao chủ nhà phải đánh thức người khách lạ dậy để di chuyển đến nơi được cho là an toàn hơn. Bởi họ hiểu hơn ai hết nếu không di chuyển, có thể một tai họa nữa có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Họ như những con chim sợ cành cong. Một tiếng mưa rơi nặng hạt cũng đủ để bao nỗi lo toan ập vào trong suy nghĩ cũng như trong trái tim đang bị tổn thương nặng nề.

Lũ quét đã khiến 45 người đã chết và còn 50 người mất tích. Lực lượng quân đội và các lực lượng khác đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân trong đống bùn đất đã san phẳng 37 ngôi nhà tại thôn Làng Nủ - Ảnh: Văn Duẩn

Lũ quét đã khiến 45 người đã chết và còn 50 người mất tích. Lực lượng quân đội và các lực lượng khác đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân trong đống bùn đất đã san phẳng 37 ngôi nhà tại thôn Làng Nủ - Ảnh: Văn Duẩn

Sang đến nhà bố đẻ, anh Quyển mới nói với tôi: "Sườn núi sau nhà em có một vết nứt nhỏ, vì vậy không yên tâm để gia đình mình và anh tiếp tục ngủ lại".

Sang đến nhà bố anh Quyển, người em trai và người em gái đang ngồi ở bàn uống nước. Mọi người nghe tiếng mưa và rất lo lắng.

Em gái anh Quyển là một trong 37 hộ có nhà bị vùi lấp hôm 10-9. Chồng của chị hiện vẫn đang mất tích trong số 50 người mà lực lượng chức năng chưa tìm thấy. 3 mẹ con em gái anh Quyển may mắn sống sót là do sáng ấy không ngủ được, dậy đi thăm đồng sớm và không có ở nhà. Khi lũ tràn về, họ đang đứng ở đồng nên đã chạy thoát, chỉ bị thương nhẹ.

3 giờ sáng. Trời vẫn mưa không ngừng. Không gian tĩnh mịch, nặng nề quá. Tôi bước ra hiên nhà, nhìn về phía núi, chỉ thấy một màu tối đen bịt bùng cùng những hạt mưa đầy ám ảnh.

Chị Lục Thị Xim đứng nhìn về phía núi mong chờ một tia hy vọng có một phép màu. Mẹ và bố dượng cùng cháu của chị Xim bị đất vùi lấp. Hiện đã tìm thấy thi thể của bố dượng, còn mẹ chị Xim vẫn đang mất tích - Ảnh: Văn Duẩn

Chị Lục Thị Xim đứng nhìn về phía núi mong chờ một tia hy vọng có một phép màu. Mẹ và bố dượng cùng cháu của chị Xim bị đất vùi lấp. Hiện đã tìm thấy thi thể của bố dượng, còn mẹ chị Xim vẫn đang mất tích - Ảnh: Văn Duẩn

Chỉ mới cách đây vài ba ngày, ở khu vực bị tai họa lũ quét, với 37 nóc nhà, 158 nhân khẩu, trong số đó, nhiều nhà sàn đẹp, nhà xây mới. Chỉ cách đây vài ngày thôi, những đứa trẻ tung tăng theo mẹ đến trường đón khai giảng năm học mới trong bộ quần áo mới tinh tươm.

Chỉ cách đây vài ngày thôi, những người già còn đang bàn việc chuẩn bị ăn rằm tháng Tám. Chỉ cách đây vài ngày thôi, những người vợ, sáng sáng chuẩn bị bữa cơm cho chồng, con ăn để còn đi làm và đi học.

Sáng 12-9, lực lượng quân đội tìm thấy một thi thể và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự - Ảnh: Văn Duẩn

Sáng 12-9, lực lượng quân đội tìm thấy một thi thể và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự - Ảnh: Văn Duẩn

Vậy mà hôm nay, trong số 158 nhân khẩu ở khu vực bị lũ quét, với 3 người trên 70 tuổi, 18 trẻ em dưới 6 tuổi, 14 trẻ dưới 14 tuổi, chỉ còn 46 người xác định an toàn, 17 người bị thương và điều trị ở bệnh viện, 45 người đã chết và còn 50 người chưa xác định (mất tích) trong đống bùn đất đã san phẳng 37 ngôi nhà kia.

4 giờ sáng, mưa ngớt. Tôi nhìn về phía núi và cầu mong: Mưa ơi, thôi xin ngừng rơi, để nước mắt bớt tuôn, trên mảnh đất Làng Nủ tang thương này.

Theo Bài và ảnh: Văn Duẩn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.