35 năm cứu người ở Biển Đông - Bài 1: Tình người ở nơi khó khăn nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và toàn bộ vùng bãi rạn san hô ở khu vực phía Nam là ngư trường đánh bắt hải sản lớn bậc nhất nước ta.

Hàng nghìn chiếc tàu đánh cá xa bờ ở các tỉnh, thành phố tập trung về đây đánh bắt, liên tục xảy ra tai nạn nguy hiểm đến tính mạng. Lực lượng y tế ở Trường Sa đã kịp thời cứu chữa, tổ cấp cứu đường không nhanh chóng có mặt đưa nhiều bệnh nhân nặng về bờ điều trị. Ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển dài ngày, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

“Nhờ hành động “cướp” lấy được “giờ vàng” cho bệnh nhân của y, bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) đã cứu được nhiều người từ ngoài biển khơi xa xôi. Trong lúc nguy kịch, sự sống và cái chết chỉ ở ranh giới mong manh, tính bằng phút. Việc cứu mạng sống của bệnh nhân ở Trường Sa và những chuyến bay khẩn cấp đưa người bệnh về đất liền có ý nghĩa cực kỳ quan trọng”.

Đó là chia sẻ của Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Hội đồng chuyên môn miền Nam - Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Quân y 175. Thiếu tướng Sơn nói tiếp: “Vừa mới tuần trước, máy bay trực thăng của Binh đoàn 18 và Tổ cấp cứu đường không, Bệnh viện Quân y 175 bay ra đảo Sơn Ca (huyện Trường Sa) cứu 2 ngư dân bị tai biến mạch máu não rất nguy kịch. Nhờ chuyển nhanh người bệnh về Bệnh viện Quân y 175, họ đã được cứu sống và không để lại di chứng gì”.

35-nam-cuu-nguoi-o-bien-dong-dd.jpg
Bác sĩ khám cho bệnh nhân được chuyển từ đảo Sơn Ca về điều trị tại Bệnh viện Quân y 175. Ảnh: Hải Luận

May mắn khi được bộ đội cứu giúp

Theo hướng dẫn của Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn, tại Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, tôi gặp bệnh nhân Lê Văn Lành (xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đang chuẩn bị làm thủ tục xuất viện. Ông Lành kể: “Tàu đang đánh cá cách đảo Sơn Ca khoảng 60 hải lý, ngồi ăn cơm trưa, người tui bất ngờ bị đổ gục xuống boong tàu bất tỉnh, thấy nguy kịch, thuyền trưởng cho tàu chạy nhanh vào đảo Sơn Ca cấp cứu. Ở lại đảo chưa được một ngày, máy bay trực thăng hạ xuống đảo đưa tui vào Bệnh viện Quân y 175. Bây giờ, người tui đã khỏe, tối nay lên tàu lửa về đảo Lý Sơn. Tui rất may mắn đã gặp được mấy chú bộ đội cứu giúp”.

Bác sĩ Phan Xuân Uy Hùng, Khoa Nội thần kinh cho biết: “Bệnh nhân Lành vừa bị tai biến mạch máu não, được đưa nhanh vào đảo, quân y ngoài đó gọi điện thoại nói chuyện với bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 hướng dẫn cách xử trí ban đầu. Điều quan trọng là được máy bay trực thăng chuyển thẳng đến sân đỗ của bệnh viện, xử lý kịp thời khung “giờ vàng” nên không để lại di chứng gì”.

Chúng tôi sang Khoa Bệnh nghề nghiệp và Huyết học lâm sàng (A25) gặp bệnh nhân Nguyễn Hữu Thanh (phường Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) được chuyển vào cùng chuyến máy bay trực thăng với ông Lành. Ông Thanh làm nghề lưới vây khơi, tàu rời bờ hơn 10 ngày, ngày hôm đó lưới bị sự cố dưới biển, ông Thanh đã lặn xuống xử lý 3 lần, lần thứ 4 lặn xuống, ông cảm thấy chân tê tê, lo sợ nên trồi lên khỏi mặt nước, cả người bị đơ ra. Mọi người nhanh chóng đưa lên boong tàu.

“Hai chân tui không cử động được, khó thở, thuyền trưởng yêu cầu kéo lưới lên, đoạn nào kéo không lên được thì dùng dao cắt bỏ lưới, để cho tàu chạy nhanh vào đảo Sơn Ca. Tàu phải chạy hơn 100 hải lý mới vào được đảo. Có sao nói vậy, bác sĩ, mấy chú bộ đội ở trên đảo Sơn Ca tội lắm, mọi người lo lắng, chăm sóc tui từng li từng tí. Máy bay chở tui cất cánh rời đảo vào bờ, tàu đánh cá quay ra biển đánh bắt tiếp, nếu không sẽ bị lỗ tiền tổn 200-250 triệu đồng” - ông Thanh tâm sự.

Thiếu tá, bác sĩ chuyên khoa 2 Dương Quốc Khánh, Chủ nhiệm Khoa A25 cho biết, ông Thanh được đưa vào đảo Sơn Ca, bác sĩ ở ngoài đảo đã cho thở oxy sớm, dùng thuốc chống viêm, chống đông máu... Bác sĩ điều trị Bệnh viện Quân y 175 tổ chức hội chẩn qua điện thoại với y tế đảo Sơn Ca. Thấy bệnh nhân nặng, đề nghị Ban Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 xin cấp trên điều máy bay trực thăng ra đảo Sơn Ca đưa bệnh nhân về đất liền. Tổ bay phải bay trong đêm, bệnh nhân vừa vào đến Bệnh viện Quân y 175, đưa vào chụp cắt lớp ngay, điều trị giảm áp... Hiện nay, 2 chân của ông Thanh có cảm giác biết đau, co duỗi được, đó là biểu hiện phục hồi tốt.

35-nam-cuu-nguoi-o-bien-dong-bai-1-dd2.jpg
Tàu đánh cá hoạt động ở vùng biển Trường Sa. Ảnh: Hải Luận

Cứu bệnh nhân bằng mọi giá

Đảm bảo công tác quân y phục vụ dân và quân ở các đảo thuộc huyện Trường Sa, bệnh xá đủ năng lực cấp cứu, điều trị tại đảo là sự mong mỏi của Đảng, Nhà nước, Quân đội và chính quyền tỉnh Khánh Hòa. Năm 1991, Bộ Quốc phòng đã giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Quân y 175 tổ chức quân y tại đảo Trường Sa Lớn (thị trấn Trường Sa).

“Thập niên 1990, ngay ở Bệnh viện Quân y 175, tuyến cuối của Quân đội đóng ở thành phố Hồ Chí Minh còn khó khăn. Lúc đầu chỉ tổ chức được tổ quân y 3 người “tay không” chẳng có trang bị máy móc chẩn đoán gì. Với phẩm chất của người đảng viên, quân nhân, chúng tôi đã khắc phục mọi khó khăn để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và bộ đội” - Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn nhớ lại.

Quan điểm của Ban Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, những thầy thuốc trẻ giỏi nghề phải được “tôi luyện” qua vùng khó khăn, khắc nghiệt ở Trường Sa. Đại tá, Tiến sĩ Bùi Đức Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 kể về thời gian ở đảo xa: “Cuối năm 2007, tôi được cử ra làm Bệnh xá trưởng Bệnh xá Trường Sa, thời điểm này cũng chưa có máy móc gì để giúp bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh. Đa phần bác sĩ cấp cứu, khám bệnh, điều trị dựa vào kinh nghiệm, thực tiễn tích lũy được tại bệnh viện. Có một ngư dân bị xuất huyết tiêu hóa từ ngoài biển, tàu chở vào đảo. Tôi thăm khám thấy máu tươi, máu cục cứ chảy ra mạnh ở hậu môn, huyết áp tụt do mất máu nhiều. Sau đó, đưa bệnh nhân lên phòng mổ truyền dịch, cuốn những cục gạc to, từ từ nhét vào hậu môn, nhét được mấy cục, thấy huyết áp tăng lên, chứng tỏ đã cầm máu được, mừng lắm. Ngày hôm sau phải lấy số gạc ra ngoài, vừa lấy, vừa lo máu chảy lại, may quá cầm được máu luôn”.

Theo bác sĩ Thành, ca xuất huyết tiêu hóa nặng này không xác định được vị trí chảy máu, bác sĩ chỉ còn cách cố gắng cứu chữa bệnh nhân bằng mọi biện pháp có thể. Nếu để bệnh nhân bị mất máu nhiều sẽ chết, “còn nước còn tát”, bác sĩ đã dùng tim của mình để nghe, thấy, hành động “cướp” lấy sự sống cho người bệnh. Tiến sĩ Thành lưu luyến: “Sau thời gian điều trị tại đảo, bệnh nhân bình phục hoàn toàn, quay trở lại tàu ra khơi đánh cá. Lúc này, lòng mình mới cảm nhận sâu sắc giá trị ngư dân tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đảo, bệnh xá là “nhà” của ngư dân”.

Năm 2018, Tiến sĩ Bùi Đức Thành lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan, giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1. Ở Nam Sudan, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, trời nắng nóng gay gắt, mùa mưa lụt lội bùn lầy, khoảng 3 tháng đầu tiên phải sống và làm việc trong các lều bạt. Trước đó, Tiến sĩ Thành đã “tôi luyện” môi trường y khoa, cấp cứu, điều trị bệnh nhân ở Trường Sa nên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế.

Theo HẢI LUẬN (Báo Biên Phòng)

---------------

Bài 2: Chồi non giữa Biển Đông

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.