Có một điều mà bão số 3 không thể tàn phá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giữa cơn cuồng phong khủng khiếp của bão số 3, mọi người không khỏi xúc động khi thấy được hình ảnh một hàng ô tô nối đuôi nhau chầm chậm che chắn gió cho những người đi xe máy trên cầu Nhật Tân (Hà Nội).

Trong cơn hoạn nạn gió mưa này, tình thương giữa những người đồng bào đã làm chảy dài những giọt nước mắt ấm áp.

Thương nhau trong thường nhật đã đáng trọng. Thương nhau trong khó khăn lại càng trân quý. Trong buổi chiều bão tố này, chúng ta càng thấy rõ tình người nương nhau. Một gia đình ở Hà Nội lo lắng mời hàng chục người lỡ đường vào nhà tá túc. Đang trên đường đi vội, một chiếc ô tô cài số lùi tấp sát vào lề mời một người đang bị gió cuốn ngồi rạp bên đường lên xe, dù người ấy chưa gặp nhau bao giờ…

Trực tiếp và cụ thể, ngay trong sáng 7-9 khi cơn bão chưa vào đất liền, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên đã có chỉ đạo khẩn, trong đó đặc biệt yêu cầu TP HCM có kế hoạch sẵn sàng chia sẻ với Hà Nội và những nơi vùng tâm bão đi qua.

Và cũng trong ngày này - một ngày đáng nhớ - mạng xã hội lại tràn ngập lời sẻ chia, lo lắng cho người dân các tỉnh, thành phố đang bị bão uy hiếp. "Cầu mong mọi người bình an", "Hãy vững vàng, chúng tôi luôn đứng bên các bạn", "Thương quá bạn bè ơi, mong an lành đến với mọi người"… Những lời động viên vượt qua gió mưa, băng qua giông tố đã đến với người dân vùng tâm bão trong lúc khó khăn và nguy nan cận kề. Không chỉ vậy, nhiều bạn trẻ đã lên mạng xã hội kêu gọi chung tay đóng góp, để trong ngày gần nhất có thể kịp thời hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão.

Lòng người lặng yên dõi theo, lòng người cũng thổn thức, lòng người cũng thương lo cho đồng bào máu đỏ da vàng.

Những ngày này chúng ta càng thấy rõ tinh thần đoàn kết của người dân. Một tinh thần quý giá vốn được nuôi dưỡng qua cả chiều dài lịch sử và văn hóa của dân tộc. Dải đất hình chữ S này đã trải qua bao phong ba, nghịch cảnh. Thiên nhiên ưu đãi nhưng thiên nhiên cũng phẫn nộ. Thế nhưng, tình người nương tựa, nghĩa đồng bào máu thịt, tinh thần đoàn kết đã gắn bó mọi người vượt qua gian nan, vững vàng xây dựng lại tương lai. Đây không chỉ là tình cảm tương đồng, mà chính điều này được bồi lắng trở thành nếp trầm tích văn hóa sâu dày của người Việt.

Qua nghịch cảnh, chúng ta càng hiểu hơn bài học đầu đời "trăm trứng nở trăm con". Duy nhất trên trái đất này, chỉ người Việt gọi nhau là đồng bào - người cùng một mẹ.

Theo Hiếu Nghi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?