Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.

Vượt... chông gai giữ rừng

Một ngày giữa tháng 8/2024, lực lượng tuần tra bảo vệ rừng của VQG Chư Yang Sin xuất phát từ Trạm quản lý bảo vệ rừng số 10 (trạm bảo vệ rừng xa nhất đóng ở vùng giáp ranh giữa tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Lâm Đồng) bắt đầu cho hành trình tuần tra rừng.

Lực lượng bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Chư Yang Sin vượt sông tuần tra.

Lực lượng bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Chư Yang Sin vượt sông tuần tra.

Trên vai mỗi người lỉnh kỉnh ba lô đựng vật dụng sinh hoạt, thức ăn, nước uống phục vụ cho chuyến đi. Trên hành trình tuần tra lần này, đội tuần tra sẽ đối mặt với thử thách nguy hiểm: lội bộ vượt qua sông Krông Nô và một con suối lớn trong rừng.

Đang mùa mưa, nước lên cao ngập đến ngang ngực, gặp phải những ghềnh đá chắn ngang khiến nước càng chảy xiết. Những người trong đội nắm chặt tay nhau, mò mẫm những bước chân dưới nền đá gồ ghề, trơn trượt để vượt sông. Phải mất hơn 10 phút vật lộn với con nước chảy xiết, có những lúc bị dòng nước xô nghiêng ngả, cả đoàn mới qua được sông.

Lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin kiểm tra vị trí tuần tra rừng trên bản đồ.

Lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin kiểm tra vị trí tuần tra rừng trên bản đồ.

Trong bộ quần áo ướt sũng, mọi người ngồi nghỉ một lúc để lấy lại sức cho hành trình chinh phục các đỉnh núi cao phía trước. Ai nấy đều vui vẻ nói cười. Đối với họ, những vất vả, hiểm nguy như thế này đã quá đỗi quen thuộc. “Trèo đèo, lội suối, ăn cơm nắm, ngủ võng giữa rừng với anh em kiểm lâm bọn mình thành thói quen rồi. Dù vất vả nhưng anh em động viên nhau vượt qua tất cả để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, anh Nguyễn Văn Cảnh, nhân viên kiểm lâm VQG Chư Yang Sin tâm sự.

Núi Chư Yang Sin được xem là “nóc nhà” cao thứ hai ở Tây Nguyên, sau dãy Ngọc Linh. Nơi đây ghi nhận có 876 loài thực vật (143 loài đặc hữu Việt Nam, 54 có tên trong sách đỏ Việt Nam), 203 loài chim, 46 loài thú.

Ông Lộc Xuân Nghĩa, Giám đốc VQG Chư Yang Sin cho biết, khu vực rừng do đơn vị quản lý có nhiều loài động thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao nên lâm tặc thường xuyên nhăm nhe vào khai thác trái phép, đặc biệt là tình trạng săn bắn động vật hoang dã.

Những năm gần đây, lâm tặc ngày càng hung hãn, manh động, khi bị phát hiện các đối tượng này thậm chí có thể dùng súng để chống trả.

Trước tình hình đó, để tăng cường công tác tuần tra rừng, vào tháng 5/2024, VQG Chư Yang Sin quyết định "biên chế" 3 chú chó nghiệp vụ để cùng lực lượng kiểm lâm giữ rừng. Những chú chó này đã được được huấn luyện kỹ càng về sức khỏe cũng như kỹ năng chiến đấu. Khi có hiệu lệnh của người điều khiển, chúng sẽ tấn công, trấn áp lâm tặc.

“Kể từ khi chúng tôi đưa đội "chiến binh" đặc biệt này tham gia tuần tra rừng thì tình trạng chống đối người thi hành công vụ không xảy ra nữa. Chúng tôi tin rằng, với việc tăng cường đội "chiến binh" đặc biệt này vào công tác bảo vệ rừng, dãy Chư Yang Sin sẽ ngày càng được bình yên”, ông Nghĩa nói.

Phút nghỉ ngơi của lực lượng quản lý, bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Chư Yang Sin.

Phút nghỉ ngơi của lực lượng quản lý, bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Chư Yang Sin.

Vinh danh người giữ rừng

Tháng 3 vừa qua, Trung tâm Hành động vì động vật hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội VQG, Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý VQG Chư Yang Sin đã tổ chức giải thưởng “Người giữ rừng Chư Yang Sin”. Đây là lần đầu tiên những người bảo vệ bình yên cho rừng Chư Yang Sin được vinh danh.

Tại sự kiện này, Ban tổ chức đã chọn 3 cá nhân và 2 tập thể xuất sắc để trao giải. Theo Ban tổ chức giải, ngoài những người đã được vinh danh thì hầu hết cán bộ kiểm lâm ở đây đều xứng đáng nhận được phần thưởng. Bởi những năm qua, rừng Chư Yang Sin được bình yên là công sức của không chỉ một người mà là của cả 130 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại đây.

“Đây không chỉ là giải thưởng mà là một món quà tinh thần to lớn đối với những cán bộ kiểm lâm đã tận tâm cống hiến giữ gìn Chư Yang Sin. Đây là cơ hội để chúng tôi gửi đến cộng đồng những câu chuyện, để họ có thể thấu hiểu và có cái nhìn tích cực hơn về công việc mà lực lượng kiểm lâm của Vườn đang tận tâm cống hiến vào công tác gìn giữ hệ sinh thái đa dạng tại đây”, Giám đốc VQG Chư Yang Sin Lộc Xuân Nghĩa chia sẻ.

Hàng trăm bẫy thú các loại thu giữ được trong những chuyến tuần tra của lực lượng bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Chư Yang Sin.

Hàng trăm bẫy thú các loại thu giữ được trong những chuyến tuần tra của lực lượng bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Chư Yang Sin.

Từ đầu năm 2024 tới nay, VQG Chư Yang Sin đã tổ chức tuần tra rừng gần 1.500 đợt; trong đó có hàng trăm đêm, những cán bộ tuần tra đã ngủ lại trong rừng. Qua các đợt tuần tra, lực lượng bảo vệ rừng ở Vườn đã phát hiện 301 bẫy thú các loại, ngăn chặn 446 đối tượng vào rừng trái phép, phá hủy 11 lán trại…

Trong 8 tháng đầu năm, tại Vườn không xảy ra tình trạng phá rừng làm rẫy. Các đối tượng lén lút săn bắn, khai thác một số lâm sản đã được cán bộ tuần tra kịp thời phát hiện, xử lý.

Theo Vạn Tiếp (Báo Đắk Lắk)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.