“Lá lành đùm lá rách”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Một điểm tiếp nhận hàng hóa. Ảnh: HT

Một điểm tiếp nhận hàng hóa. Ảnh: HT

“Đau từng khúc ruột” khi nhìn cảnh bà con miền Bắc gồng mình chống chọi trước bão lũ, chị Lê Thị Giang (xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum) và chị Tạ Thị Mỹ Linh (xã Diên Bình, huyện Đăk Tô) bàn nhau cùng ra Bắc để giúp bà con.

Sau khi bàn bạc, chị Giang góp 50 triệu đồng và chị Linh góp 20 triệu đồng để tận tay gửi đến người dân. Cùng với đó, khi biết nhiều hộ dân cũng muốn góp sức giúp bà con miền Bắc, các chị đã đăng thông tin trên facebook cá nhân, kêu gọi bà con ủng hộ nhu yếu phẩm, các vật dụng cần thiết để gửi ra Bắc.

Để thuận tiện trong việc tiếp nhận hàng hỗ trợ, qua facebook cá nhân, hai chị kết nối, thống nhất tiếp nhận hàng hóa tại các điểm trên địa bàn thành phố Kon Tum, huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi và Đăk Glei.

Nhà chị Trần Thị Thùy Trâm (Tổ dân phố 2B, thị trấn Đăk Hà) là địa điểm tập kết ở địa bàn huyện Đăk Hà. Chị Trâm cho hay, qua mạng xã hội, biết nhóm chị Giang vận động người dân ủng hộ nhu yếu phẩm để gửi ra Bắc, chị liên hệ nhận làm điểm tập kết. Chia sẻ về việc làm của mình, chị Trâm cho biết, vì nhà chị buôn bán, khuôn viên rộng, hơn nữa, nhiều người biết và tiện đường nên làm điểm tập kết phù hợp. Ngoài việc cùng ủng hộ các phần quà gửi, chị Trâm cũng đảm nhận việc ghi thông tin về những người ủng hộ, số lượng hàng hóa cụ thể.

“Ngay khi biết nhà mình là điểm tập kết hàng hóa, bà con trong huyện Đăk Hà, thành phố Kon Tum gửi hàng hóa, nhu yếu phẩm lên rất nhiều. Nhiều người từ sáng sớm đã đội mưa gió mang mì tôm, nước lọc đến góp. Nhiều người gói sẵn các phần quà gồm bánh mì ngọt, xúc xích, nước uống để ủng hộ. Ai nấy đều lo lắng, sốt ruột, mong muốn bà con miền Bắc sớm vượt qua hoạn nạn”- chị Trâm chia sẻ.

Trời sang chiều, gia đình cô Trần Thị Thùy (thị trấn Đăk Hà) vẫn chưa dùng bữa trưa. Đợi mẻ bánh mì mới nhất ra lò, người bỏ bánh, bỏ sữa vào túi ni lông, người hút chân không, tất bật chuẩn bị các phần quà nhỏ.

Mấy nay, nghe thông tin người dân các tỉnh phía Bắc gồng mình trước bão lũ, như bao người dân khác, cô Thùy “ăn không ngon, ngủ không yên”. Biết địa bàn huyện có điểm tập kết nhu yếu phẩm để gửi cho người dân miền Bắc, cô liền cùng các con, chuẩn bị 120 phần quà nhỏ, gồm 3 ổ bánh mì đặc ruột, 1 hộp sữa, 1 chai nước lọc, 1 hộp sữa ông Thọ nhỏ.

“Tôi và các con tranh thủ làm và hoàn tất vào 3h chiều nay để kịp gửi cho địa điểm nhận hàng của nhóm bạn Giang. Mong phần quà nhỏ sẽ phần nào giúp được người dân trong lúc khó khăn nhất”- cô Thùy chia sẻ.

Người dân hỗ trợ chia quà thành từng suất tại các điểm tiếp nhận. Ảnh: HT

Người dân hỗ trợ chia quà thành từng suất tại các điểm tiếp nhận. Ảnh: HT

Đến thời điểm hiện tại, các điểm tập của nhóm chị Giang và chị Linh kết nối đã huy động được rất nhiều phần quà, nhu yếu phẩm thiết yếu, quần áo. Chị Giang cho biết, không chỉ đóng góp, người dân còn chủ động sắp xếp các phần quà hợp lý để tiện phát cho bà con ở vùng lũ.

Qua nắm bắt thông tin trên mạng xã hội, để tránh tình trạng nơi thừa nguồn hỗ trợ, nơi thiếu và cũng để tránh tình trạng cứu hộ cho hàng hỗ trợ, chị Giang và chị Linh liên hệ kỹ càng với lực lượng chức năng tại tỉnh Cao Bằng để xác định địa điểm đến. Bản thân chị Giang và chị Linh cũng sẽ trực tiếp ở lại Cao Bằng để điều phối hoặc hỗ trợ chính quyền địa phương khi cần thiết.

“Hàng hóa đã sẵn sàng, tôi và Linh cũng góp thêm 22 triệu đồng thuê xe 25 tấn để mai chở hàng ra Bắc. Hi vọng, các món quà với tất cả tấm chân tình của bà con ở tỉnh mình sẽ đến được tay những người cần, những vùng đang thiếu”- chị Giang chia sẻ.

Không riêng nhóm của chị Giang, cũng với tinh thần góp sức sẻ chia với người dân miền Bắc, một nhóm anh chị kinh doanh bất động sản ở Đăk Hà cũng bàn nhau góp tiền (trong nhóm) và tiếp nhận nhu yếu phẩm của người dân gửi về để gửi đến tỉnh Yên Bái. Chị Hoàng Thị Thùy Trang, một thành viên trong nhóm cho biết, ngoài 40 triệu đồng tiền mặt do các thành viên tự góp để trao cho bà con miền Bắc, bà con nhân dân trên địa bàn huyện đã ủng hộ rất nhiều nhu yếu phẩm: quần áo, mì tôm, nước lọc, sữa, lương khô. Từ số lượng nhu yếu phẩm của bà con, chiều nay, chúng tôi đang tập trung phân thành từng phần quà phù hợp, dự kiến sẽ tổ chức 2 chuyến xe để đưa về cho bà con ở tỉnh Yên Bái.

“Có 6 thành viên tham gia trong 2 chuyến xe. Hàng hóa sau khi ra đến nơi sẽ có các thành viên hỗ trợ, phối hợp với chính quyền địa phương để trao cho người dân” - chị Trang cho hay.

Các phần quà được chuẩn bị kỹ càng, phù hợp. Các chuyến xe dần lăn bánh tiến ra Bắc với tất cả lòng yêu thương để sẻ chia, tiếp thêm động lực góp phần cùng nhân dân cả nước giúp bà con vùng bão lũ sớm vượt qua khó khăn.

Theo Hoài Tiến (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.
Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Thủy lợi Ea Kao, Krông Búk hạ hay Thủy điện Dray H’linh và nhiều công trình trên đường hành tiến chinh phục năng lượng là dấu ấn sinh động của tinh thần dám nghĩ, dám làm; là niềm tự hào về sự chung sức đồng lòng, sáng tạo; sự vĩ đại, phi thường dùng sức người để trị thủy, thu gió, gom nắng.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Trước đây, sản phẩm muối Ba Thắc, hay muối Long Điền sau này nức tiếng khắp vùng, với những cánh đồng muối “thẳng cánh cò bay” của đại điền chủ giàu nứt vách như ông Trần Trinh Trạch - cha của công tử Bạc Liêu…
Nghe phượt thủ 71 tuổi kể chuyện

Nghe phượt thủ 71 tuổi kể chuyện

Ở cái tuổi ngồi hưởng cuộc sống an nhàn bên con cháu, hàng ngày chỉ cần đi từ giường ngủ ra bàn ăn, nhưng “lão đại” Trần Lê Hùng lại chọn con đường khác. Với ông, già thì già, máu tươi có thể thiếu chứ “máu đi”, máu xê dịch thì lúc nào cũng căng tràn.