Kỳ vọng “hồi sinh” sông Ba - Kỳ cuối: Hướng đến đô thị năng động, phồn vinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Cùng với yếu tố môi trường, đề án xây dựng đập dâng trên sông Ba là yếu tố “cộng hưởng” để thị xã An Khê có thêm điều kiện phát triển, sớm trở thành đô thị loại III và định hướng phát triển thành thành phố thuộc tỉnh Gia Lai sau năm 2035.

Đề xuất đập dâng 350 tỷ đồng

Ông Đặng Quốc Hoài Huy-Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê-nhận định: “Sông Ba có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người dân. Việc Thủy điện An Khê-Ka Nak đi vào hoạt động khiến nguồn nước trên sông Ba đoạn qua thị xã An Khê đã tác động rất lớn đến nguồn cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ tưới tiêu cũng như vai trò điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan, môi trường khu vực thị xã. Vì vậy, việc xây dựng đập dâng sông Ba là vô cùng cần thiết, tác động tích cực rất lớn đến công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thị xã An Khê”.

Ông Trần Doãn Xin (bìa phải, tổ 1, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) chia sẻ kỳ vọng về sự “hồi sinh” của dòng sông Ba. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Trần Doãn Xin (bìa phải, tổ 1, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) chia sẻ kỳ vọng về sự “hồi sinh” của dòng sông Ba. Ảnh: Ngọc Minh

Biết tin UBND tỉnh đề xuất với Trung ương quan tâm xây dựng hệ thống đập dâng trên sông Ba đoạn qua thị xã, người dân An Khê, nhất là các hộ dân sống gần sông Ba không giấu nổi niềm vui.

Ông Trần Doãn Xin (tổ 1, phường Tây Sơn) chia sẻ: “Tôi rất mong Đảng, Nhà nước sớm quan tâm xây dựng đập dâng trên sông Ba. Nếu được thì xây dựng hệ thống đập dâng ở đoạn sông Ba phía sau Trung tâm Hành chính thị xã, bởi khu vực này có bãi đá đẹp, trải rộng. Đập dâng hoàn thành có thể khai thác thành điểm vui chơi, giải trí, đồng thời tạo cảnh quan đẹp hơn. Bên cạnh quan tâm xây đập dâng, Nhà nước cũng cần xử lý nghiêm các nhà máy xả nước thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm dòng sông”.

Còn ông Nguyễn Thanh Tùng-Tổ trưởng tổ 1 thì cho biết: Tổ dân phố 1 có 403 hộ với 1.429 khẩu, phần lớn các hộ dân sống dọc sông Ba. Gần 1 năm nay, thị xã cho phép phường Tây Sơn tổ chức thí điểm cho thuê mặt bằng vỉa hè tuyến đường Trần Hưng Đạo-khu vực dọc bờ kè sông Ba, chia thành lô cho một số hộ dân thuê kinh doanh bán cà phê, nước uống, đồ ăn vặt. Các điểm kinh doanh góp phần tạo cảnh quan bờ kè xanh-sạch-đẹp hơn, thu hút đông đảo người dân và du khách.

“Nhiều người dân đề nghị Nhà nước sớm đầu tư xây dựng bờ kè bên sông Ba. Điều đó không chỉ tạo cảnh quan môi trường mà còn góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương”-ông Tùng nói.

Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp cũng đề nghị: “Tại phương án phát triển kết cấu hạ tầng phòng-chống thiên tai, biến đổi khí hậu và thủy lợi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định số 1750/QĐ-TTg ngày 30-12-2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 có nội dung: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống đập dâng nước trên sông Ba đoạn qua thị xã An Khê cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, cảnh quan môi trường và phát triển kinh tế-xã hội thị xã An Khê”.

Vì vậy, mong Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm triển khai xây dựng hệ thống đập dâng nước trên sông Ba đoạn qua thị xã An Khê với quy mô 3 khoang thoát nước bằng bê tông cốt thép; chiều cao đập Hđ=5 m-6 m, chiều dài mỗi đập rộng trung bình 150 m. Tổng mức đầu tư đập khoảng 350 tỷ đồng”.

Xây dựng đô thị phồn vinh

An Khê đang phấn đấu xây dựng thị xã thành một đô thị xanh-sạch-văn minh hiện đại, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ; hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại IV và hướng đến các tiêu chí của đô thị loại III vào giai đoạn 2025-2030, định hướng phát triển thành thành phố thuộc tỉnh giai đoạn sau năm 2035.

Người dân thị xã An Khê mong Nhà nước quan tâm xây đập dâng trên sông Ba, góp phần tạo cảnh quan môi trường sinh thái, phát triển du lịch. Ảnh: Ngọc Minh

Người dân thị xã An Khê mong Nhà nước quan tâm xây đập dâng trên sông Ba, góp phần tạo cảnh quan môi trường sinh thái, phát triển du lịch. Ảnh: Ngọc Minh

Phó Chủ tịch UBND thị xã Đặng Quốc Hoài Huy thông tin thêm: Theo Quyết định số 193/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị xã đến năm 2035, An Khê xác định phát triển 6 không gian đô thị, trong đó, có phát triển đô thị khu vực dọc sông Ba, theo các tuyến vành đai đô thị phía Bắc, tuyến vành đai phía Nam và phát triển về các xã phía Bắc...

Khu vực phát triển các dự án mới có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, có tính quyết định liên kết giữa 2 bờ sông Ba. Thị xã sẽ khai thác hiệu quả cảnh quan hai bên sông Ba, phát triển các dự án về cảnh quan, xử lý môi trường, kết hợp hiệu quả không gian công cộng, dịch vụ vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ và nhà ở...

“Để đạt mục tiêu đó, thị xã đưa việc phát triển hệ thống khu đô thị, khu dân cư mới dọc hai bên sông Ba kết hợp với đầu tư cơ sở hạ tầng, cảnh quan gắn với vui chơi giải trí, công viên cây xanh... là một trong những chương trình ưu tiên đầu tư”-ông Huy nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, thị xã cũng quy hoạch 5 địa điểm xây dựng, phát triển kinh tế đêm với hoạt động chính là mua sắm, buôn bán, ẩm thực gồm: khu vực phía Tây bờ đập Bến Tuyết; khu vực chợ Tân An; đường Lê Hồng Phong; đoạn từ đường Quang Trung đến đường Nguyễn Trãi (khu vực hoa viên Quang Trung); đường Nguyễn Công Trứ (khu vực trước và trong sân vận động thị xã); đường Trần Hưng Đạo (khu vực dọc bờ kè sông Ba).

Để từng bước hình thành và phát triển kinh tế đêm, thị xã cho phép phường Tây Sơn tổ chức thí điểm cho người dân thuê mặt bằng vỉa hè tuyến đường Trần Hưng Đạo tổ chức các hàng ăn uống và đã nhận được sự ủng hộ của người dân nơi đây.

Xây dựng đập dâng trên dòng sông Ba đoạn qua thị xã An Khê, góp phần cải tạo cảnh quan môi trường, phát triển kinh tế-xã hội du lịch của địa phương. Ảnh: Ngọc Minh

Xây dựng đập dâng trên dòng sông Ba đoạn qua thị xã An Khê, góp phần cải tạo cảnh quan môi trường, phát triển kinh tế-xã hội du lịch của địa phương. Ảnh: Ngọc Minh

Chị Lê Thị Hằng Nga (tổ 1, phường Tây Sơn) chia sẻ: “Tôi cho rằng, ngoài cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường... thì hạ tầng phục vụ vui chơi, giải trí cho người dân cũng cần được quan tâm đầu tư xứng tầm.

Khu vực dự kiến phát triển kinh tế đêm mà chính quyền thị xã đang triển khai chính là một trong những “sân chơi” quan trọng để kinh tế-xã hội thị xã khởi sắc. Khu vực này hiện là nơi tập trung vui chơi của cả người lớn lẫn trẻ em trên địa bàn. Chiều nào, tôi cũng chở con ra bờ kè cho chúng vui chơi. Một khi đập dâng sông Ba được đầu tư sẽ góp phần giúp khu vực này sôi động hơn, phát triển hơn”.

An Khê đang phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2024 như: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 12,25%; thu ngân sách trên địa bàn 146,88 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người 61,57 triệu đồng; đến cuối năm 2024 có 5 phường đạt chuẩn đô thị văn minh; số lao động có việc làm 46.918 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 59,06%; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,09%, hộ cận nghèo còn 2,24% (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 2022-2025); tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 94%.

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025), An Khê đã đạt được một số kết quả quan trọng. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,5%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 51,89 triệu đồng/năm. Hệ thống hạ tầng đô thị được đầu tư theo hướng hiện đại, đồng bộ, thị xã đã đạt 48/59 tiêu chuẩn đô thị loại III (miền núi).

Công tác quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử-văn hóa Tây Sơn Thượng đạo và di tích sơ kỳ Đá cũ gắn với khôi phục, nâng tầm các lễ hội truyền thống được đẩy mạnh. An Khê cũng tích cực huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng đô thị loại III, xứng tầm là vùng kinh tế động lực phía Đông của tỉnh.

“Trong tiến trình phát triển tiếp theo, cùng với các nguồn lực của Nhà nước, An Khê sẽ nỗ lực phát huy các nguồn lực nội tại để “định vị” vững chắc vùng kinh tế động lực phía Đông. Và, sự “hồi sinh” của dòng sông Ba sẽ là một trong những yếu tố quan trọng, có ý nghĩa cộng hưởng đối với quá trình “định vị” đó.

Thực tế cho thấy, hầu hết các đô thị có dòng sông đầy ắp nước chảy qua đều phát triển phồn thịnh. Vì vậy, An Khê vô cùng mong mỏi dòng sông Ba sẽ nhanh chóng “hồi sinh” để có thêm điều kiện bứt phá”-Phó Chủ tịch UBND thị xã Đặng Quốc Hoài Huy cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Thủy lợi Ea Kao, Krông Búk hạ hay Thủy điện Dray H’linh và nhiều công trình trên đường hành tiến chinh phục năng lượng là dấu ấn sinh động của tinh thần dám nghĩ, dám làm; là niềm tự hào về sự chung sức đồng lòng, sáng tạo; sự vĩ đại, phi thường dùng sức người để trị thủy, thu gió, gom nắng.
“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Nghe phượt thủ 71 tuổi kể chuyện

Nghe phượt thủ 71 tuổi kể chuyện

Ở cái tuổi ngồi hưởng cuộc sống an nhàn bên con cháu, hàng ngày chỉ cần đi từ giường ngủ ra bàn ăn, nhưng “lão đại” Trần Lê Hùng lại chọn con đường khác. Với ông, già thì già, máu tươi có thể thiếu chứ “máu đi”, máu xê dịch thì lúc nào cũng căng tràn.
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.