Gia Lai đề xuất xây đập dâng 350 tỷ đồng 'cứu' dòng sông Ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất nông- công nghiệp, cải tạo cảnh quan môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), địa phương này mong muốn sớm được triển khai xây dựng hệ thống đập dâng nước trên sông Ba (đoạn qua thị xã An Khê).

Tổng mức đầu tư cho dự án này là 350 tỷ đồng.

Sông Ba, đoạn chảy qua thị xã An Khê, bị cạn nước. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN

Sông Ba, đoạn chảy qua thị xã An Khê, bị cạn nước. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN

Theo UBND tỉnh Gia Lai, sông Ba đóng vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với đời sống người dân. Từ khi thủy điện An Khê- Ka Nát đưa vào hoạt động năm 2012 đến nay, toàn bộ lượng nước đã bị ngăn dòng chảy xuống Bình Định, lượng nước xã qua thị xã An Khê chưa đến 4s/m3 khiến sông Ba đoạn qua thị xã An Khê rơi vào cảnh thiếu nước trầm trọng.

Không chỉ đoạn chảy qua thị xã An Khê cạn trơ đáy, sông Ba đã không còn dòng chảy. Điều này đã tác động rất lớn đến nguồn cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ tưới tiêu chính cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp; đồng thời làm ảnh hưởng rất lớn đến vai trò điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan cho khu vực thị xã An Khê.

Nhằm “cứu” dòng sông Ba thoát khỏi cảnh “sông chết”, trong Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021- 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1750/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Gia Lai đã trình phương án phát triển kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu và thuỷ lợi giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050; trong đó có nội dung “Nghiên cứu xây dựng hệ thống đập dâng nước trên sông Ba đoạn qua thị xã An Khê cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, cảnh quan môi trường và phát triển kinh tế - xã hội thị xã An Khê”.

Với quy mô đập gồm 3 khoang thoát nước bằng bê tông cốt thép, chiều cao đập 5- 6m, chiều dài mỗi đập rộng trung bình 150m có tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng. Dự án sẽ đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất nông- công nghiệp, cải tạo cảnh quan môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của thị xã An Khê.

Thủy điện An Khê- Kanak được khởi công xây dựng vào năm 2005 với tổng công suất 173MW. Theo thiết kế, Thủy điện An Khê - Kanak có 2 bậc. Bậc 1 lấy nước từ sông Ba về hồ chứa Kanak dung tích hơn 285 triệu m3 (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) để vận hành máy ở Nhà máy Kanak.

Bậc 2, nguồn nước sau chạy máy được đổ vào hồ chứa An Khê 5,6 triệu m3 (thị xã An Khê). Nguồn nước này được đưa vào đường ống bắc qua đèo An Khê để sử dụng chạy máy cho Thủy điện An Khê (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Nguồn nước cuối cùng sau khi chạy máy được dẫn ra suối Cát để đổ về sông Côn.

Việc không trả nước về sông Ba nên đời sống người dân ở 6 huyện, thị xã của tỉnh Gia Lai và 5 huyện, thành phố thuộc tỉnh Phú Yên với khoảng 1 triệu người dân đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo Quang Thái (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm