Tổ máy 1 (H5)-Nhà máy thủy điện Ia Ly mở rộng đã hòa lưới điện quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tổ máy H5-tổ máy đầu tiên của Nhà máy thủy điện Ia Ly mở rộng (Công ty Thủy điện Ia Ly) đã chính thức hòa vào lưới điện quốc gia vào 4 giờ 28 phút ngày 26-11, phấn đấu cuối năm 2024 sẽ hoàn thành toàn bộ dự án.

007-20241126103143503.jpg
Lãnh đạo Công ty Thủy điện Ia Ly và các đơn vị liên quan giám sát kíp trực vận hành Ia Ly thực hiện đóng điện tại Phòng Điều khiển trung tâm Nhà máy. Ảnh: V.Đ

Trước đó, tối 25-11, Công ty Thủy điện Ia Ly phối hợp với Ban Quản lý Dự án Điện 2 đại diện cho chủ đầu tư Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Nhà cung cấp thiết bị Tập đoàn Andritz Hydro GmbH (Ấn Độ), Trung tâm Thí nghiệm Điện 3 và các đơn vị tham gia xây dựng trên công trường thực hiện đóng điện từ trạm OPY 500kV Ia Ly đến trạm GIS Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng; đóng điện máy biến áp lực 500 kV (T5), máy biến áp tự dùng TD 95 và xung điện mạch khép vòng toàn trạm OPY 500 kV Ialy-GIS-máy biến áp, đảm bảo đủ điều kiện cho Tổ máy hòa lưới điện quốc gia.

Dự án Nhà máy thủy điện Ia Ly mở rộng có quy mô 2 tổ máy với công suất 360 MW (mỗi tổ máy công suất 180 MW), do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư gần 6.400 tỷ đồng. Dự án được xây dựng tại xã Ya Tăng (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum), 2 xã Ia Mơ Nông, Ia Kreng và thị trấn Ia ly (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).

Được biết, dự án được khởi công xây dựng từ tháng 6-2021. Dự kiến tổ máy thứ hai cũng sẽ hoàn thành và hòa lưới quốc gia vào cuối năm 2024.

001-20241126102758269.jpg
Toàn bộ tổ máy 1 (H5)- Nhà máy Thủy điện Ia ly mở rộng. Ảnh: V.Đ

Việc đưa nhà máy vào hoạt động sẽ tăng khả năng huy động công suất cho phụ tải khu vực miền Nam, đặc biệt là trong các giờ cao điểm, góp phần cải thiện chế độ làm việc của hệ thống điện và giảm chi phí sản xuất của hệ thống điện quốc gia.

Sau khi hoàn thành dự án, 2 tổ máy hòa điện lưới quốc gia sẽ góp phần tăng thêm giá trị sản lượng điện trung bình khoảng 233,2 triệu kWh/năm; đồng thời giảm chi phí nhiên liệu hàng năm, giảm phát thải CO2 và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Có thể bạn quan tâm

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.