Trong đó, phát hiện 402 vụ về buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 65 vụ về hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; 1.242 vụ về gian lận thương mại, an toàn thực phẩm và các vi phạm khác. Đã khởi tố 36 vụ với 56 đối tượng; xử phạt vi phạm hành chính 1.382 vụ; thu nộp ngân sách nhà nước số tiền hơn 24 tỷ đồng.
Qua đánh giá tình hình cho thấy, hoạt động sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại vẫn còn diễn ra phức tạp. Một số đối tượng lợi dụng các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội, ứng dụng bán hàng trực tuyến để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, giao dịch mua bán hàng hóa, sau đó thông qua các dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh để vận chuyển hàng hóa nhằm tránh bị các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát. Bên cạnh đó, nổi lên hoạt động kinh doanh quần áo, hàng gia dụng, mỹ phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không hóa đơn, chứng từ, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dự báo trong các tháng cuối năm, tình hình thị trường sẽ diễn biến sôi động, do nhu cầu mua sắm tăng, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Do đó, các lực lượng chức năng của BCĐ 389 tỉnh tiếp tục tăng cường quản lý địa bàn, dự báo, nắm tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với một số mặt hàng như vàng, vật tư nông nghiệp, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, nhóm mặt hàng thiết yếu, nhóm hàng có nhu cầu tăng cao trong dịp Tết; tăng cường kiểm soát trên môi trường thương mại điện tử.