Nông dân Hbông tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía và trồng dâu nuôi tằm, nhiều nông dân trên địa bàn xã Hbông, huyện Chư Sê đã có thu nhập cao.

Năm 2007, cây mía mới bắt đầu được 4 hộ dân trên địa bàn xã Hbông đưa về trồng thử nghiệm với hơn 10 ha. Sau đó, thấy cây mía thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và cho thu nhập cao nên người dân đã mạnh dạn chuyển đổi các diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía. Đến nay, diện tích cây mía trên địa bàn xã Hbông đã phát triển được khoảng 2.000 ha. Năng suất bình quân 93 tấn/ha, cá biệt nhiều hộ chăm sóc tốt, năng suất đạt 130-140 tấn/ha. Như vậy với giá giá thu mua niên vụ mía 2023-2024 là 1.100 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư người dân có lợi nhuận 35-40 triệu đồng/ha, cá biệt có một số có lợi nhuận 60-70 triệu đồng/ha.

Anh Nguyễn Văn Minh-thôn Ia Sa (xã Hbông) đang róc lá mía giúp cây phát triển tốt hơn. Ảnh: Lê Nam

Anh Nguyễn Văn Minh-thôn Ia Sa (xã Hbông) đang róc lá mía giúp cây phát triển tốt hơn. Ảnh: Lê Nam

Anh Nguyễn Văn Minh-thôn Ia Sa (xã Hbông) cho biết: Trước đây gia đình anh có gần 5 ha đất chủ yếu trồng mì, bắp. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế từ 2 loại cây trồng này không được bao nhiêu, thậm chí có năm bị nắng hạn còn lỗ công đầu tư. Năm 2020, anh Minh mạnh dạn chuyển đổi hết diện tích trồng mì, bắp sang trồng mía. Với chất đất đen ở xã Hbông rất phù hợp với cây mía nên cây sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng lưu gốc kéo dài 5-6 năm (các vùng khác chỉ 3-4 năm). Ngoài ra, trồng mía công chăm sóc ít, đầu tư không cao chỉ khoảng 30-40 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, khi ký hợp đồng với Nhà máy đường thì trong năm đầu tiên được hỗ trợ người dân công cày đất, lên luống, phân bón, tiền đầu tư (Nhà máy sẽ trừ lại khi đến vụ thu hoạch). “Từ khi chuyển qua trồng cây mía tôi thấy loại cây trồng này rất hợp với thổ nhưỡng ở đây. Vụ mía năm ngoái, tôi trồng 4,4 ha mía, năng suất bình quân được hơn 125 tấn/ha, tổng thu nhập được 460 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí đầu tư còn lợi nhuận trên 300 triệu đồng. Sau 4 năm gắn bó với cây mía, tôi có thể khẳng định người dân có thể làm giàu được từ cây mía”-anh Minh chia sẻ.

Bên cạnh phát triển cây mía, khoảng 3-4 năm trở lại đây, người dân xã Hbông đã chuyển đổi diện tích trồng mì, bắp, hồ tiêu chết sang trồng dâu nuôi tằm. Hiện tại, trên địa bàn xã có 132 hộ trồng dâu nuôi tằm với diện tích 200 ha.

Ông Bùi Văn Cường-Phó chủ tịch UBND xã Hbông (bìa trái) hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc mía. Ảnh: Lê Nam

Ông Bùi Văn Cường-Phó chủ tịch UBND xã Hbông (bìa trái) hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc mía. Ảnh: Lê Nam

Là một trong những hộ tiên phong chuyển đổi diện tích mì, bắp sang trồng dâu nuôi tằm, anh Ngô Văn Vương-Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Tơ Nung cho hay: tháng 7-2023, gia đình anh mạnh dạn chuyển đổi 7 sào đất trồng bắp, mì sang trồng dâu nuôi tằm. Cây dâu rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây và chỉ 5-6 tháng là thu hoạch lá cho tằm ăn được. "Tôi sử giống tằm 4-5 tuổi nên nuôi 15-16 ngày là được thu kén. Đây là mô hình cần ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh, lại cho thu nhập cao. Mỗi lứa (15 ngày/lứa) gia đình tôi nuôi 7 hộp tằm con, thu hoạch được hơn 400 kg kén, bán với giá 180-190 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình còn thu lợi nhuận trên 30 triệu đồng/lứa. Một năm trung bình gia đình tôi sản xuất được 8-9 lứa tằm nên thu nhập ổn định và cao hơn nhiều so với trồng mì, bắp”-anh Vương chia sẻ.

Người dân xã Hbông thu hoạch mía. Ảnh: Lê Nam

Người dân xã Hbông thu hoạch mía. Ảnh: Lê Nam

Trao đổi với P.V, ông Bùi Văn Cường-Phó chủ tịch UBND xã Hbông-cho biết: Trước đây, người dân ở đây chủ yếu trồng cây mì, bắp và hồ tiêu. Tuy nhiên, cây hồ tiêu không phù hợp với điều kiện ở đây, cây phát triển kém lại hay bị dịch bệnh. Còn với cây mì, bắp lợi nhuận rất thấp khi thu nhập bình quân chỉ khoảng 10-15 triệu đồng/ha, thậm chí có hộ còn lỗ công đầu tư.

"Từ khi người dân chuyển sang trồng mía, trồng dâu nuôi tằm, nhiều hộ nông dân trên địa bàn đã có của ăn, của để và vươn lên làm giàu. Thời gian tới, UBND xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía, trồng dâu nuôi tằm và những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn"-Phó chủ tịch UBND xã Hbông thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Thành phố Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sau gần 2 tháng triển khai quyết liệt, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. 67/69 nhà đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng; 2 ngôi nhà còn lại đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao trước ngày 15-4.

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

(GLO)- Chiều 4-4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Yên Đỗ (TP. Pleiku) tổ chức ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và Đại hội Đảng các cấp.

Một thoáng Hway

Một thoáng Hway

(GLO)- Làng Hway (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) nằm nép mình yên bình bên quốc lộ 19 nhộn nhịp xe cộ. Từ cổng làng đi sâu vào bên trong, chúng tôi càng nhận thấy nét sinh hoạt đời thường của bà con nơi đây ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Ia Pa kết nạp 18 đảng viên trong quý I-2025

Ia Pa kết nạp 18 đảng viên trong quý I-2025

(GLO)- Ngày 31-3, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị (mở rộng) nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý I và nhiệm vụ trọng tâm công tác quý II-2025.

Nghề bó chổi đót tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Nghề bó chổi đót ở thị xã An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) hiện có hơn 10 hộ dân làm nghề bó chổi đót, tập trung ở các phường: An Phú, Tây Sơn, Ngô Mây. Thu nhập từ nghề bó chổi đót giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, yên tâm gìn giữ nghề truyền thống.