Gia Lai:

Phê duyệt Đề án chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 111/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.
Chuyển đổi đất lúa sang trồng bắp sinh khối tại xã Bờ Ngoong (Chư Sê) cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa. Ảnh: Lê Nam

Chuyển đổi đất lúa sang trồng bắp sinh khối tại xã Bờ Ngoong (Chư Sê) cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa. Ảnh: Lê Nam

Mục tiêu tiêu của đề án nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; nâng cao giá trị sản xuất; nâng cao thu nhập/đơn vị diện tích đất trồng trọt sau khi thực hiện chuyển đổi, tăng ít nhất 25% so với trước khi chuyển đổi; tạo thêm việc làm; góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phấn đấu giai đoạn 2023-2025, toàn tỉnh chuyển đổi khoảng 58.560 ha cây trồng kém hiệu quả sang phát triển rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn cho chăn nuôi, cây trồng khác và dành quỹ đất phát triển các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng tái tạo... Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất bình quân đạt khoảng 150-200 triệu đồng/ha.

Giai đoạn 2026-2030 thực hiện chuyển đổi khoảng 17.000 ha cây trồng kém hiệu quả sang phát triển rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn cho chăn nuôi, cây trồng khác và dành quỹ đất phát triển các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng tái tạo... Phấn đấu đến năm 2030, giá trị sản xuất bình quân đạt khoảng 250 triệu đồng/ha.

Mô hình chuyển đổi diện tích đất lúa thường xuyên bị hạn sang trồng rau, màu ở xã Ia Băng (huyện Đak Đoa) mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Lê Nam

Mô hình chuyển đổi diện tích đất lúa thường xuyên bị hạn sang trồng rau, màu ở xã Ia Băng (huyện Đak Đoa) mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Lê Nam

Cụ thể, giai đoạn 2023-2025 và định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh phấn đấu chuyển đổi khoảng 5.000 ha đất trồng lúa thường xuyên bị hạn, kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Cùng với đó, chuyển đổi khoảng 70.560 ha đất trồng mía, mì, điều, hồ tiêu, cao su kém hiệu quả sang trồng rau, hoa, quả, cây dược liệu và các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, phù hợp với nhu cầu thị trường ở những chân đất thích hợp và dành một phần quỹ đất để phát triển các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng tái tạo...

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh

Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh

Giá vàng tăng lên mức cao kỷ lục vào thứ Năm và đang hướng đến tháng tốt nhất trong bảy tháng do nhu cầu trú ẩn an toàn trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ để biết manh mối về lộ trình lãi suất.

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

(GLO)- Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh và UBND xã Nghĩa Hòa tổ chức tọa đàm liên kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây trên địa bàn xã với sự tham gia của các hợp tác xã và 25 hộ trồng chanh dây trên địa bàn.

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.