Nông dân Ia Pếch làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhờ chuyển đổi diện tích cà phê, hồ tiêu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả gắn với liên kết sản xuất, nhiều nông dân xã Ia Pếch (huyện Ia Grai, ỉnh Gia Lai) đã vươn lên làm giàu.

Trong 4 năm qua, vườn chanh dây 5 ha của gia đình ông Đinh Văn Ước (làng Ku Tong) mang về khoảng 2 tỷ đồng/năm. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông lãi hơn 1 tỷ đồng. Ông cho biết: Năm 2018, ông tham gia lớp tập huấn về trồng chanh dây do Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai tổ chức. Qua lớp tập huấn, ông thấy trồng chanh dây không tốn nhiều chi phí mà thu nhập lại cao. Vì vậy, đầu năm 2019, ông quyết định phá bỏ 1 ha hồ tiêu kém năng suất sang trồng chanh dây. Vụ đầu tiên do ông chưa có kinh nghiệm nên năng suất thấp. Không nản chí, ông Ước học hỏi thêm kinh nghiệm và dành thời gian tham quan các mô hình trồng chanh dây hiệu quả ở tỉnh Lâm Đồng, Đak Lak. Năm 2020, ông thuê thêm 4 ha đất để trồng chanh dây. “Đến khi thu hoạch, chanh được mùa, được giá. Đối với loại đủ tiêu chuẩn xuất sang châu Âu, thương lái thu mua với giá trên 40.000 đồng/kg. Đối với loại quả không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì bán giá 8-10 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, năm 2022, gia đình tôi lãi 1,5 tỷ đồng”-ông Ước chia sẻ.

Không chỉ làm giàu cho mình, ông Ước còn hướng dẫn người dân trong vùng tận dụng nguồn đất để trồng chanh dây. Nhiều nông dân đã mạnh dạn làm theo. Đến đầu tháng 8-2022, xã Ia Pếch thành lập Tổ hợp tác sản xuất chanh dây để hỗ trợ nhau về kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Tấn Thành-Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất chanh dây-cho biết: “Tổ hiện có 17 thành viên. Chúng tôi liên kết với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao-Chi nhánh Gia Lai để bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Kỹ thuật trồng, chăm sóc chanh dây cũng đơn giản; sau khi trồng 5-7 tháng là cho thu hoạch. Hiện nay, chanh dây là loại cây được nông dân Ia Pếch lựa chọn”.

Mô hình trồng xen cây sầu riêng trong vườn cà phê của gia đình ông Ngọ Cao Quý (làng O Pếch) được nhiều người dân đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Ảnh: Đinh Yến

Mô hình trồng xen cây sầu riêng trong vườn cà phê của gia đình ông Ngọ Cao Quý (làng O Pếch) được nhiều người dân đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Ảnh: Đinh Yến

Còn ông Ngọ Cao Quý (làng O Pếch) thì làm giàu từ trồng xen cây sầu riêng trong vườn cà phê. Ông Quý chia sẻ: Năm 2018, ông mua lại 8 ha cà phê của một người dân trong vùng. Sau đó, ông tìm cách phục hồi vườn cà phê, đồng thời trồng xen 1.000 cây sầu riêng. Đến năm 2021, vườn cà phê đạt sản lượng 10 tấn nhân. Năm 2022, ông thu được 15 tấn nhân, doanh thu hơn 600 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 400 triệu đồng. Riêng 1.000 cây sầu riêng trồng năm 2019 dự kiến năm nay cho thu bói.

Trao đổi cùng P.V, ông Ngô Khôn Tuấn-Chủ tịch UBND xã Ia Pếch-thông tin: Bà con nông dân trên địa bàn xã hiện đã chuyển đổi 120 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và xen canh các loại cây có giá trị kinh tế cao. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương phù hợp với cây chanh dây, sầu riêng, mít Thái… Đầu ra được các doanh nghiệp ký kết với các tổ hợp tác, tổ liên kết, cùng với thương lái thu mua nên các hộ yên tâm sản xuất. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân, nhất là các hộ dân tộc thiểu số chuyển đổi cây trồng để nâng cao thu nhập.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.