Thu hồi viên nén Cinarizin 25mg và viên nang Acyclovir 200mg không đạt chất lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cục Quản lý Dược vừa có các công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc thu hồi viên nén Cinarizin 25mg và viên nang Acyclovir 200mg không đạt chất lượng.

Cụ thể, Công văn số 3007/QLD-CL về việc thông báo thu hồi thuốc viên nén Cetecocenzitax (Cinarizin 25mg), số GĐKLH: VD-20384-13, số lô: 01/0823, NSX: 3-8-23, HD: 3-8-26 do Công ty cổ phần Dược Trung ương 3 sản xuất. Mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu tính chất, định lượng. Việc thu hồi này trên cơ sở Công văn số 154/KN-KHTH ngày 19-7-2024 gửi kèm phiếu kiểm nghiệm số 573/LM-KN ngày 19-7-2024 của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Hải Dương.

Cinarizin 25mg. Ảnh minh họa

Cinarizin 25mg. Ảnh minh họa

Tương tự, Công văn số 3005/QLD-CL về việc thông báo thu hồi viên nang chứa vi hạt Zovitit (Acyclovir 200mg), số GĐKLH: VN-15819-12, số lô: 0017, NSX: 3-5-23, HD: 2-5-26 do Công ty S.C. Slavia Pharma S.R.L (Romania) sản xuất, Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương Codupha nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan.

Acyclovir 200mg. Ảnh minh họa

Acyclovir 200mg. Ảnh minh họa

Việc thu hồi này trên cơ sở Phiếu kiểm nghiệm số 2024/KT-309 ngày 30-8-2024 của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Bình Định và Phiếu kiểm nghiệm số 0022/VKN-LTT2024 ngày 20-8-2024 của Viện kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh.

Cục Quản lý Dược thông báo đến sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thu hồi toàn quốc đối với 2 loại thuốc trên; đồng thời, kiểm tra, giám sát và xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.

Cinarizin 25mg có tác dụng phòng say tàu xe, rối loạn tiền đình; thuốc chống kháng virus Acyclovir được sử dụng trong điều trị các bệnh: thủy đậu, bệnh zona thần kinh, herpes sinh dục, vết loét lạnh.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.