Thủy điện An Khê-Ka Nak đảm bảo vận hành an toàn trong mùa mưa bão

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Thời điểm này, Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết sẵn sàng cho công tác phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN), bảo đảm vận hành an toàn, ổn định trong mùa mưa bão năm nay.

Ông Đặng Văn Tuần (bìa trái)-Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak kiểm tra hệ thống điều khiển cửa van cung tại hồ thủy điện An Khê (phường An Phước, thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh

Ông Đặng Văn Tuần (bìa trái)-Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak kiểm tra hệ thống điều khiển cửa van cung tại hồ thủy điện An Khê (phường An Phước, thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh

Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak quản lý vận hành 2 nhà máy thủy điện An Khê và Ka Nak với tổng công suất lắp máy 173MW thuộc bậc thang trên cùng của hệ thống thủy điện sông Ba. Trong đó, Nhà máy Thủy điện Ka Nak thuộc huyện Kbang ( tỉnh Gia Lai), gồm 2 tổ máy có công suất 6,5MW/tổ máy; hồ chứa có dung tích 313,7 triệu m³. Nhà máy Thủy điện An Khê thuộc huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) cũng có 2 tổ máy, công suất 80MW/tổ máy; hồ chứa có dung tích 15,9 triệu m³. Ngoài nhiệm vụ phát điện lên lưới điện quốc gia, các nhà máy thủy điện An Khê, thủy điện Ka Nak còn có nhiệm vụ quan trọng bổ sung nguồn nước tưới, sinh hoạt cho vùng hạ du và đảm nhận vai trò điều tiết nước mùa lũ.

Từ đầu năm 2024, Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak đã xây dựng kế hoạch PCTT và TKCN với nội dung bám sát thực tế, tuân thủ các văn bản chỉ đạo của cơ quan chức năng, của ngành; kiện toàn và phân công nhiệm vụ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN; thành lập tổ xung kích PCTT và TKCN các nhà máy và trụ sở Công ty.

Về công tác an toàn, Công ty đã tuân thủ theo phương án ứng phó khẩn cấp đã được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt và phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra vùng hạ du để đảm bảo theo phương án hàng năm. Trong năm 2024, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương tỉnh Gia Lai đã tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện, công trình đảm bảo an toàn. Mỗi năm, Công ty lập báo cáo đánh giá an toàn đập, báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện gửi đến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường và 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định để theo dõi, quản lý. Qua kiểm tra đánh giá, các đập thủy điện đều đảm bảo yêu cầu.

Nhân viên Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak thường xuyên kiểm tra hệ thống cống xả nước tại đập tràn thủy điện An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Nhân viên Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak thường xuyên kiểm tra hệ thống cống xả nước tại đập tràn thủy điện An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Hàng năm, Công ty tổ chức diễn tập, tăng cường tuyên truyền công tác PCTT và TKCN tới người dân vùng hạ du; thường xuyên phối hợp với các địa phương vùng hạ du thủy điện An Khê-Ka Nak nhằm đảm bảo an toàn cho vùng hạ du trong quá trình vận hành hồ chứa.

Công ty đã thuê các đơn vị tư vấn để quan trắc, đánh giá chuyển dịch đứng, ngang cho các đập, các hạng mục công trình khác; đo quan trắc các yếu tố trong thân và nền đập; quan trắc mực nước thượng, hạ lưu, lưu lượng thấm về hạ lưu công trình. Riêng công tác quan trắc mực nước hồ để theo dõi lưu lượng về hồ và quan trắc mực nước hạ lưu được thực hiện theo chế độ giờ (trong điều kiện bình thường) và theo chế độ khi có hình thế thời tiết bất thường trong mùa mưa lũ.

Trao đổi với P.V, ông Đặng Văn Tuần-Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak cho biết: Việc kiểm tra hiện trạng an toàn đập, hồ chứa và các hệ thống thiết bị công trình được đưa vào kế hoạch thực hiện hàng năm của Công ty. Từ đầu năm, lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra và gia cố các công trình trọng yếu có thể bị ảnh hưởng bởi mưa lũ; khơi thông hệ thống thoát lũ quanh vành đai nhà máy.

Với nguyên tắc “Phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả” và phương châm "4 tại chỗ" là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ; trước mùa mưa bão, Công ty đã chủ động mua sắm vật tư, vật liệu, nhiên liệu, lương thực và thuốc men; tổ chức kiểm tra định kỳ thực tế tại các công trình; phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp tiến hành kiểm tra hành lang thoát lũ vùng hạ du các hồ chứa; kiểm tra bảo trì thiết bị công trình phục vụ mùa lũ, tổ chức vận hành đóng/mở thử cửa van cung theo các chế độ; thu thập số liệu thủy văn, diễn tập các phương án PCTT và TKCN với các tình huống giả định nhằm chủ động xử lý khi xuất hiện bão lũ trên lưu vực.

Giám đốc Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak thông tin: Thời điểm hiện tại, trước khi bước vào mùa mưa bão, để chủ động ứng phó với các tình thế thời tiết cực đoan có thể gây mưa lũ trên lưu vực hồ chứa, đồng thời nhằm đảm bảo cung cấp điện liên tục cũng như an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối, Công ty đã tăng cường công tác kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống thiết bị; công tác tuyên truyền bảo vệ đập, hồ chứa cho người dân vùng hạ lưu.

Cùng với đó, Công ty còn phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp chấp hành về an toàn điện trong mùa mưa bão năm 2024; chú ý phòng tránh, để giảm thiểu tối đa thiệt hại khi Công ty tiến hành xả nước điều tiết hồ chứa, nhất là khi mực nước hồ chứa tăng cao trong mùa mưa.

Hệ thống phao cảnh báo lũ trên hồ thủy điện An Khê (phường An Phước, thị xã An Khê). Ảnh: Thu Hoài

Hệ thống phao cảnh báo lũ trên hồ thủy điện An Khê (phường An Phước, thị xã An Khê). Ảnh: Thu Hoài

“Trong mùa mưa lũ, Công ty luôn tuân thủ nguyên tắc vận hành các nhà máy thủy điện bảo đảm an toàn công trình, hiệu quả cấp nước, việc phát điện và duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông; góp phần điều tiết, giảm lũ cho vùng hạ du và nỗ lực đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa, cung cấp điện an toàn, liên tục cho hệ thống điện quốc gia”-ông Tuần nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.