Thân thương quà tặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tặng quà và nhận quà là một phần trong cuộc sống của mỗi người, trong mọi nền văn hóa. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, món quà không giống nhau, nhưng tình cảm dành cho nhau luôn là điều đáng quý.

Việc trao tặng những món quà, cho nhau những vật kỷ niệm từ ngày xưa là cách để người ta thể hiện tình cảm và sự trân trọng dành cho nhau. Người ở quê gửi cho người thân ở xa hoặc khách quý tới thăm vài ba bó rau tươi, ít trái cây vừa thu hái hay chục quả trứng gà.

Có những khi, nhà có khách đến bất ngờ không kịp chuẩn bị, nhiều người cũng cố tìm những gì tươi ngon nhất đang có trong nhà để làm quà. Những món quà quê không cầu kỳ, không được gói ghém đẹp mắt nhưng lại thắm đượm biết bao tình làng nghĩa xóm, tình bà con thân tộc.

Ảnh minh họa (nguồn internet).

Ảnh minh họa (nguồn internet).

Ngày tôi còn nhỏ, việc giao thương, đi lại còn nhiều khó khăn vì đường sá chưa được mở rộng, xe cộ thiếu thốn. Mỗi lần về quê hay bà con ở quê lên thăm, gia đình tôi thường nhận được những món quà chan chứa nghĩa tình. Đó là những gói đường mía được làm thủ công, chùm quả dừa hái từ khu vườn xanh mướt ở quê nhà. Có cả bao trái chà là được hái từ ngọn núi Nhiệm gần làng. Còn quà tôi gửi về quê cho bà con là những loại trái cây phong phú của miền Tây Nguyên, cũng có thể là nếp, là gạo, là gà, là trứng…

Quà quê cũng như người quê, đầy ắp ân tình. Những món quà tuy nhỏ mà chứa đầy tình cảm khiến người cho và người nhận thêm gắn kết. Giờ đây cũng vậy, tuy hàng hóa lưu thông dễ dàng, ở đâu cũng có thể mua được những thứ mình thích, nhưng túi bánh bột lọc Quảng Trị, ràng bánh tráng nước dừa Tam Quan nhận được từ quê hương luôn đem đến cho tôi xúc cảm ngọt ngào.

Cùng với sự phát triển mọi mặt của cuộc sống, mỗi người có cơ hội được đi đây đi đó nhiều hơn, có thể chiêm ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản của một vùng đất khác và mua món quà lưu niệm đem về tặng gia đình, bạn bè. Những món quà như chiếc mũ, chiếc áo, chiếc móc khóa gắn với điểm du lịch được nhiều người chọn để làm quà lưu niệm sau những chuyến đi. Những món quà ấy tuy giá trị về vật chất không lớn, cũng có thể bị cũ đi sau một thời gian sử dụng, nhưng người nhận chắc chắn sẽ trân trọng tình cảm mà người tặng gửi gắm.

Chúng ta thường nghe câu “Của một đồng, công một lượng”, quà quý cốt ở tấm lòng, ở những yêu thương chứa đựng. Cuộc sống ổn định hơn cho phép người ta thể hiện tình cảm với gia đình, người thân, bạn bè một cách thiết thực hơn qua những món quà. Vào những dịp đặc biệt, ngoài bó hoa, lời chúc, thì tùy khả năng của mình, ta cũng chọn cho những người yêu thương của mình món quà phù hợp. Quà bánh cho trẻ, thuốc men, áo ấm cho người già là truyền thống kính già yêu trẻ bao đời vẫn luôn được mỗi cá nhân gìn giữ và phát huy.

Có những món quà được giữ lại, bền lâu, song hành với thời gian, trở thành kỷ vật trân quý. Cũng có món quà không thể đi theo người nhận cùng năm tháng nhưng trong ký ức, chắc hẳn những ân tình đẹp đẽ không dễ mờ phai

. Là giáo viên, được xã hội ưu tiên có một ngày kỷ niệm của nghề nên chúng tôi cũng thường được tặng quà. Có món quà đầy ắp tình thương và sự trân trọng khiến người nhận thêm yêu nghề và thấy mình cần cố gắng nhiều hơn để xứng đáng với những yêu thương đó. Tôi còn giữ quyển sổ nhỏ là quà tặng của các em học sinh năm đầu tiên đi dạy. Món quà nhỏ đơn sơ được các em tự mua, tự tìm đến nhà cô rồi rụt rè trao cho tôi với tất cả sự ngượng ngùng dễ thương.

Các em học sinh quê tôi ngày đó còn khó khăn lắm, cha mẹ suốt ngày bận rộn với ruộng vườn. Món quà là một sự trân trọng và yêu thương mà các em dành cho cô giáo. Những tình cảm ấy còn mãi trong tôi, dù bao năm đã qua, tôi đã đi hết cuộc đời cầm phấn với bao vui buồn và nhiều kỷ niệm.

Trong chiếc tủ sách của tôi có một ngăn dành lưu giữ quà tặng. Thỉnh thoảng, tôi dọn dẹp lại ngăn tủ, lật giở từng trang sách đã phai màu giấy, đọc những lời đề tặng viết bằng nét bút học trò vụng về, ngây thơ mà đong đầy tình cảm.

Những tấm thiệp nhỏ với bao cảm xúc yêu thương, bó hoa được làm thủ công tỉ mỉ, công phu. Những món quà tặng đượm màu thời gian ấy như mở ra cho tôi từng trang kỷ niệm đã đi qua trong cuộc đời.

Tặng quà là một nét đẹp trong văn hóa giao tiếp. “Của cho không bằng cách cho” và trên hết là tình cảm chân thành được thể hiện. Quà tặng là một cách để thể hiện lòng biết ơn. Thật đẹp biết bao khi người bệnh sau khi được cứu chữa có món quà nhỏ và lời cảm ơn gửi tới bác sĩ. Người thầy giáo già chắc chắn cũng sẽ rất vui khi học trò cũ đến thăm và đó là món quà quý nhất mà người thầy mong chờ.

Những món quà là sự kết nối yêu thương để cuộc sống thêm đẹp hơn với tình người lan tỏa.

Có thể bạn quan tâm

Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Nhớ thu xưa

Nhớ thu xưa

(GLO)- Ngày ấy, khi những cây mù u trong vườn nhà nở chùm hoa trắng phảng phất hương thơm thì tôi biết trời đã sang thu.
Nỗi lo mùa mưa

Nỗi lo mùa mưa

(GLO)- Hồi trước, vào những ngày mưa dầm, má tôi thường nhìn trời mà than: Mưa vầy đồng ngập nước hết, lúa hư lấy gì mà ăn đây!
Gác bếp ngày mưa

Gác bếp ngày mưa

Nhìn cơn mưa đổ xuống như trút mà hắn thở dài. Cả tháng nay mưa liên miên. Mưa lang thang qua những mái ngói nâu trầm, rỉ rả trong từng kẽ hở của thưng ván.
Sự chân thành

Sự chân thành

(GLO)- Sau khi bố mất, bạn tôi đưa mẹ lên thành phố sống cùng. Vì vốn quen với cuộc sống nông thôn, với anh em, hàng xóm láng giềng ở quê nên bà thường bảo buồn, muốn về nhà. Con cái động viên kiểu gì bà cũng không chịu ở.

Hoàng hôn Tây Nguyên

Hoàng hôn Tây Nguyên

(GLO)- “Người đã hẹn đi về phía núi/để thấy hàng thông châm lá vào chiều/khi nỗi nhớ gối lên hoàng hôn ngủ/ta thành ngọn đá chờ trông”. Văng vẳng bên tai mấy câu thơ trong bài “Đá núi” của tác giả Lữ Hồng, khi tôi đang lặng người ngắm hoàng hôn buông nơi núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.