Chư Sê đạt và vượt nhiều chỉ tiêu sau 3 năm triển khai Dự án 8

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 24-7, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Sê tổ chức sơ kết giữa kỳ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn I (2021-2025) trên địa bàn huyện.

Dự án 8 được triển khai tại 15 làng đặc biệt khó khăn của 5 xã: Ayun, Hbông, Ia Ko, Ia Blang, Albá (huyện Chư Sê) góp phần thực hiện hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Minh Châu

Dự án 8 được triển khai tại 15 làng đặc biệt khó khăn của 5 xã: Ayun, Hbông, Ia Ko, Ia Blang, Albá (huyện Chư Sê) góp phần thực hiện hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Minh Châu

Dự án 8 được triển khai tại 15 làng đặc biệt khó khăn của 5 xã của huyện Chư Sê gồm : Ayun, Hbông, Ia Ko, Ia Blang, Albá. Dự án gồm 4 nội dung chính: tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị.

Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.

Các đại biểu chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, kinh nghiệm trong quá trình triển khai Dự án 8. Ảnh: Minh Châu

Các đại biểu chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, kinh nghiệm trong quá trình triển khai Dự án 8. Ảnh: Minh Châu

Sau 3 năm triển khai Dự án 8, nhiều chỉ tiêu đạt 100% kế hoạch như: thành lập và duy trì hoạt động 9 Tổ truyền thông cộng đồng, 2 Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, 4 câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi; 4 nữ cán bộ người dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực phù hợp tại tỉnh.

Ngoài ra có 80% phụ nữ thuộc nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ sinh con tại nhà cao được tuyên truyền, vận động, tư vấn kiến thức và tiếp cận với dịch vụ sinh đẻ an toàn; có 3/6 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản được tổ chức tại các địa bàn đặc biệt khó khăn (đạt tỷ lệ 50%).

Thông qua thành lập và vận hành các mô hình, góp phần nâng cao công tác tuyên truyền, từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa lạc hậu và tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm nông nghiệp của bà con vùng DTTS được hỗ trợ quảng bá, giới thiệu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại. Ảnh: V.T

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai tập trung hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.