Đak Pơ tích cực truyền thông về an toàn giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 6 tháng đầu năm 2024, tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tăng so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, số vụ TNGT liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, vì thế công an huyện đang tích cực truyền thông cho đối tượng này.

Theo thống kê của Công an huyện Đak Pơ, từ ngày 15-12-2023 đến 14-6-2024, trên địa bàn huyện xảy ra 11 vụ TNGT, làm 12 người chết, 5 người bị thương. So với cùng kỳ năm ngoái, TNGT tăng 3 vụ và tăng 4 người chết.

Trong đó, 5/12 vụ TNGT liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số. Trung tá Trần Văn Bắc-Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông-Trật tự (Công an huyện Đak Pơ) thông tin: Nguyên nhân xảy ra TNGT chủ yếu là do người điều khiển phương tiện đi sai làn đường, lấn đường, không chú ý quan sát, vi phạm tốc độ, nồng độ cồn, chở quá số người hoặc tránh, vượt sai quy định.

Lực lượng Công an huyện Đak Pơ dán phản quang cho xe công nông của người dân xã Ya Hội nhằm kéo giảm tai nạn giao thông. Ảnh: T.D

Lực lượng Công an huyện Đak Pơ dán phản quang cho xe công nông của người dân xã Ya Hội nhằm kéo giảm tai nạn giao thông. Ảnh: T.D

Để kéo giảm TNGT trên địa bàn, các cấp chính quyền và lực lượng Công an đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Ông Dương Thái Thạch-Chủ tịch UBND xã Ya Hội-cho hay: “Chúng tôi đang tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông.

Bên cạnh đó, chúng tôi đã giao lực lượng Công an xã xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các thôn, làng. Công an xã cũng đã nắm danh sách những thanh niên thường xuyên vi phạm trật tự an toàn giao thông, yêu cầu ký cam kết không tái phạm. Ủy ban nhân dân xã cũng đã phối hợp mở 3 lớp dạy lái xe mô tô cho hơn 200 học viên; đồng thời, tổ chức nhiều buổi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho người dân”.

Cũng theo Trung tá Trần Văn Bắc, từ đầu năm đến nay, Công an huyện phối hợp với Công an các xã, thị trấn sử dụng xe loa có gắn pa nô tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ trên các tuyến đường và địa bàn trọng điểm được 350 buổi; phát 2.863 tờ rơi và tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại thôn, làng, trường học với hơn 1.440 người tham gia.

Lực lượng Công an cũng đã gọi hỏi răn đe 48 thanh-thiếu niên càn quấy, nhất là các thanh-thiếu niên người dân tộc thiểu số thường xuyên vi phạm trật tự an toàn giao thông; vận động, tuyên truyền 1.345 tài xế, chủ nhà xe kinh doanh vận tải ký cam kết đảm bảo an toàn giao thông; gửi thông báo xác minh về địa phương đối với 237 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có 5 trường hợp là đảng viên.

Người dân xã Ya Hội ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Ảnh: T.D

Người dân xã Ya Hội ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Ảnh: T.D

“Chúng tôi còn phối hợp với Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San tổ chức 3 đêm biểu diễn văn nghệ tại xã Ya Hội, Yang Bắc, An Thành và lồng ghép tuyên truyền Luật Phòng-chống tác hại của rượu, bia và Luật Giao thông đường bộ cho khoảng 2.500 người dân. Công an xã Phú An cũng đã xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại Trường THCS Phan Bội Châu để nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông trong học sinh.

Ngày 13-6, Đội Cảnh sát Giao thông-Trật tự cũng tổ chức dán phản quang cho xe công nông, xe máy kéo, xe máy nhỏ phục vụ nông nghiệp, xe máy độ chế trên địa bàn xã. Đồng thời, vận động các chủ xe ký cam kết đảm bảo an toàn giao thông khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Các hoạt động trên đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân trên địa bàn, nhất là người dân tộc thiểu số”-Trung tá Bắc cho hay.

Đưa xe công nông đến để lực lượng Công an dán phản quang, anh Lý Văn Chương (làng Mông, xã Ya Hội) vui vẻ chia sẻ: “Mình mới mua chiếc xe này để phục vụ sản xuất. Khi có thông báo là mình đưa xe lên dán phản quang. Việc dán phản quang rất cần thiết, góp phần đảm bảo an toàn giao thông”.

Theo Thượng tá Nguyễn Thành Sơn-Phó Trưởng Công an huyện: Thời gian tới, Công an huyện tiếp tục chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Giao thông, Công an các xã, thị trấn tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát khép kín tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đơn vị cũng sẽ tăng cường phối hợp với Ban An toàn giao thông huyện và ban an toàn giao thông các xã, thị trấn để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người dân nêu cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.