Gia Lai: Tổng dư nợ tín dụng chính sách toàn tỉnh đạt 7.066 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Chiều 22-4, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tổ chức phiên họp quý I-2024. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh-Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội chủ trì phiên họp.


Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh-Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh. Ảnh: Sơn Ca
Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh-Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh. Ảnh: Sơn Ca

Theo đó, trong quý I-2024, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội (HĐQT NHCSXH) các cấp tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW, Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; tham mưu UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố ưu tiên chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH được 71,95 tỷ đồng, có 7/17 địa phương đã hoàn thành kế hoạch chuyển nguồn vốn ngân sách ủy thác.

Cụ thể, tính hết quý I-2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 7.080 tỷ đồng, tăng 141,1 tỷ đồng so đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 2,03%. Doanh số cho vay đạt 577,19 tỷ đồng, với 13.042 lượt khách hàng được vay vốn, bằng 114,9% so cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ toàn tỉnh đạt 7.066 tỷ đồng, với 154.853 hộ dư nợ, tăng 137,7 tỷ đồng so đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 1,99%. Tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 16,39 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,23% tổng dư nợ, giảm 278 triệu đồng so với đầu năm.

Đại diện lãnh đạo 17 huyện, thị xã, thành phố và một số sở ngành liên quan tham gia phiên họp Ban đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH tỉnh. Ảnh: Sơn Ca

Đại diện lãnh đạo 17 huyện, thị xã, thành phố và một số sở ngành liên quan tham gia phiên họp Ban đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH tỉnh. Ảnh: Sơn Ca

Tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh đã nghe đại diện lãnh đạo các huyện, thị xã báo cáo một số khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai cho vay xuất khẩu lao động, cho vay hỗ trợ đất ở, việc bổ sung nguồn vốn ngân sách ủy thác và huy động vốn trong dân ở một số địa phương chưa đạt kế hoạch; công tác xử lý nợ quá hạn, nợ bỏ đi khỏi nơi cư trú. Một số địa phương có đề xuất cấp thẩm quyền tăng nguồn vốn cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu vốn tăng cao; đề xuất nghiên cứu điều chỉnh chính sách cho vay hỗ trợ đất ở vì một số địa phương không còn quỹ đất, mức cho vay thấp nên không đủ thực hiện...

Thông qua việc ghi nhận, lắng nghe và phản hồi một số ý kiến, kiến nghị của địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh đề nghị NHCSXH và các sở, ngành liên quan tổng hợp các nhóm vấn đề để có phương án, giải pháp cụ thể hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn, sớm phản hồi bằng văn bản cho các địa phương. Sau phiên họp định kỳ của Ban đại diện HĐQT NHCSXH, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh sẽ sắp xếp làm việc trực tiếp với từng sở, ngành, địa phương về các vấn đề liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.