Gia Lai tăng cường phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng trong trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận 28 ca mắc bệnh tay chân miệng (là trẻ dưới 5 tuổi), tăng 20 ca so với tuần trước đó và nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay lên 93 ca, không có trường hợp tử vong.

Tuần qua, Gia Lai ghi nhận một ổ dịch tay chân miệng tại Trường Mẫu giáo Anh Đào (thôn An Hòa, xã Phú An, huyện Đak Pơ) với 13 trường hợp mắc bệnh và đã tạm ngừng hoạt động tại trường học này trong 10 ngày để khử khuẩn, vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch theo quy định.

Hiện dịch bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai khuyến cáo các trường học trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng; trong đó ngành Y tế hướng dẫn cho các thầy cô giáo các triệu chứng chính của bệnh tay chân miệng gồm: sốt, loét miệng, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối…Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Từ các triệu chứng điển hình trên, các thầy cô giáo theo dõi các học sinh, phát hiện sớm bệnh nhân và đưa đến cơ sở y tế kịp thời để phòng bệnh lây lan và bùng phát trong trường học.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Ảnh: Như Nguyện
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Ảnh: Như Nguyện

Để phòng bệnh tay chân miệng, các trường học cần thực hiện ba sạch: ăn sạch, ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt, rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tả và làm vệ sinh cho trẻ.

Các trường học thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải được đảm bảo rửa sạch sẽ trước khi sử dụng và tốt nhất là ngâm tráng nước sôi, đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi…chưa được khử trùng.

Ngoài ra, các trường học cần thường xuyên lau sạch các bề mặt dụng cụ tiếp xúc hằng ngày như: đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, mặt ghế, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; không cho trẻ tiếp xúc với những người bệnh, nghi ngờ mắc bệnh; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh…

Các thầy cô giáo cần theo dõi tình trạng sức khỏe cho trẻ hàng ngày, khi phát hiện trong lớp, trong trường có trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng cần phải thông báo cho gia đình và cán bộ y tế để xử lý kịp thời, tránh dịch lây lan và bùng phát.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

(GLO)- Trong 2 ngày 14 và 15-11, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn Chương trình phong năm 2024 cho 56 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác phòng- chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội hiến máu tình nguyện thu hút đông đảo người dân huyện Phú Thiện tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tiếp nhận 554 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-11, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Quân y 211 tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024.

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Gia Lai ghi nhận 2.633 ca mắc sốt xuất huyết

Gia Lai ghi nhận 2.633 ca mắc sốt xuất huyết

(GLO)- Theo Sở Y tế Gia Lai, trong tuần qua, Gia Lai ghi nhận 133 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng 11 ca so với tuần trước, nâng tổng số ca mắc SXH trên toàn tỉnh từ đầu năm 2024 đến ngày 6-11 lên 2.633 ca; không có trường hợp tử vong.