Tổng thống Putin: Belarus là cường quốc hạt nhân mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tổng thống Nga Putin ngày 29/ 1 cho biết Belarus đã gia nhập câu lạc bộ các "cường quốc hạt nhân". Tiết lộ này đề cập Belarus vận hành thành công nhà máy điện hạt nhân đầu tiên do Rosatom, tập đoàn năng lượng nguyên tử nhà nước của Nga xây dựng.
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TASS

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TASS

Bình luận về sự phát triển này, Tổng thống Nga Putin đánh giá: "Đây là bước tiến lớn". Ông chủ Điện Kremlin cho rằng việc xây dựng nhà máy điện đã tạo ra một "ngành công nghiệp hoàn toàn mới" ở nước láng giềng Belarus. Đài RTdẫn lời nhà lãnh đạo Nga nói thêm: "Theo nghĩa này, Belarus chắc chắn đã trở thành cường quốc hạt nhân".

Tổng thống Nga Putin tuyên bố quyết định triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus vào tháng 3/2023 để đáp trả kế hoạch của Anh cung cấp cho Ukraine đạn uranium nghèo. Phía Nga chỉ trích động thái của Anh là liều lĩnh và vô trách nhiệm.

Hồi tháng 7/2023, Nga cho biết nước này có thể xem xét rút vũ khí hạt nhân chiến thuật khỏi Belarus nếu Mỹ và NATO đảo ngược đường lối chính sách hiện tại, loại bỏ kho vũ khí hạt nhân của Washington khỏi châu Âu.

Theo hãng tin RT, Nga vào tháng 6/2023 đã cho triển khai một số vũ khí hạt nhân ở Belarus thể theo yêu cầu của chính quyền Minsk. Giới lãnh đạo Belarus khi đó tuyên bố, mục đích Moscow chuyển vũ khí hạt nhân tới nước này là nhằm răn đe chính sách gây hấn tới từ một số quốc gia phương Tây, cũng như mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân của Mỹ đặt trên lãnh thổ một số quốc gia thân cận Washington ở châu Âu.

Ngoài ra, hợp tác quân sự giữa Moscow và Minsk cũng được đẩy mạnh trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine đang diễn ra. Tổng thống Nga Putin vào tháng Ba năm ngoái tuyên bố việc nước này triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus là để đáp trả chính quyền Anh phê chuẩn việc gửi đạn uranium nghèo cho Ukraine, một nước đi được phía Nga nhận định là liều lĩnh và vô trách nhiệm.

Nằm không xa TP Ostrovets ở phía Tây Bắc Belarus, nhà máy điện này được xây dựng từ năm 2013 đến năm 2023 bởi Atomstroyexport, một công ty con của Rosatom. Lò phản ứng đầu tiên bắt đầu phát điện vào tháng 11-2020.

Công ty Nga vào thời điểm đó thông báo "theo nghĩa vụ hợp đồng, Rosatom chịu trách nhiệm về khả năng hoạt động của thiết bị của tổ máy trong thời gian bảo hành".

Hồi tháng 11/2023, Bộ Năng lượng Belarus đã chính thức "bật đèn xanh" cho hoạt động thương mại của tổ máy điện thứ hai tại nhà máy. Với tổng công suất phát điện 2.400 megawatt, nhà máy dự kiến đáp ứng 40% nhu cầu năng lượng của quốc gia, các phương tiện truyền thông đưa tin vào thời điểm đó.

Có thể bạn quan tâm

Tăng cường công tác nắm thông tin, dự báo tình hình

Tăng cường công tác nắm thông tin, dự báo tình hình

(GLO)- Sáng 29-10, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị giao ban giữa Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh-Công an tỉnh-Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh sơ kết nhiệm vụ quý III và triển khai nhiệm vụ quý IV-2024. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Mong sớm được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh

Đề nghị sớm công nhận di tích lịch sử địa điểm máy bay chở tướng Mỹ bị du kích Puih Glớ bắn rơi

(GLO)- Nhằm tiếp tục thu thập thông tin, củng cố hồ sơ, sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh, UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Địa điểm máy bay Mỹ bị Puih Glớ cùng du kích xã Ia Hrung bắn rơi”.