Agribank Pleiku: Sau 2 năm thực hiện chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp-nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Triển khai thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Chi nhánh TP. Pleiku (Agribank Pleiku) trên cơ sở đề án “Phát triển kinh doanh ngân hàng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020” đã xác định thị trường nông nghiệp-nông thôn và nông dân là mục tiêu chủ yếu.

Với lợi thế của một tổ chức tín dụng có truyền thống, mạng lưới phát triển rộng khắp các địa bàn, Agribank Pleiku luôn chủ động nâng cao chất lượng tín dụng, huy động vốn, đáp ứng kịp thời nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ khu vực nông nghiệp-nông thôn. Đồng thời chuyển hướng đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chú trọng cho vay hộ gia đình, kinh tế trang trại-ngành nghề nông thôn và các chương trình, dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, ngành, cây trồng, vật nuôi.

 

Từ nguồn vốn của Agribank, nhiều khu vực vùng ven Pleiku ngày càng phát triển. Ảnh: S.C
Từ nguồn vốn của Agribank, nhiều khu vực vùng ven Pleiku ngày càng phát triển. Ảnh: S.C

Tính đến hết tháng 6-2012, các Chi nhánh Agribank trên địa bàn TP. Pleiku đã huy động được 1.342 tỷ đồng, tăng 195 tỷ đồng so với năm 2011 và tăng 349 tỷ đồng so với năm 2010 (trong đó tiền gửi dân cư đạt 1.181 tỷ đồng, tăng 247 tỷ đồng so với năm 2011). Về công tác tín dụng, tổng dư nợ đạt 2.745 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân 950 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 34,6%, giảm 71 tỷ đồng so năm 2011 và giảm 15 tỷ đồng so năm 2010; dư nợ cho vay doanh nghiệp 1.795 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 65,4%, giảm 117 tỷ đồng so với năm 2011 và giảm 239 tỷ đồng so với năm 2010.

Trên lĩnh vực cho vay phục vụ nông nghiệp-nông thôn, dư nợ tính đến hết tháng 6-2012 là 2.031 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 74% so với tổng dư nợ trên địa bàn Pleiku. Trong đó, dư nợ theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ là 1.066 tỷ đồng, chiếm 52% dư nợ cho vay nông nghiệp-nông thôn; tăng 153 tỷ đồng so với năm 2011 và tăng 586 tỷ đồng so năm 2010. Nợ xấu cho vay nông nghiệp-nông thôn là 38 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,87%.

Bên cạnh đó, thông qua các tổ vay vốn, Agribank Pleiku đã cho vay được 7,641 tỷ đồng, với 1.177 thành viên còn dư nợ, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,03%. Song song với hoạt động tín dụng, Agribank cũng chú trọng đầu tư phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ như: mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành thẻ ATM, lắp đặt máy EDC/POS, triển khai dịch vụ mobilebanking, trả lương và thanh toán tiền điện qua tài khoản...

Qua 2 năm thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, từ nguồn vốn đầu tư của Agribank trên lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn đã tạo điều kiện cho các xã vùng ven Pleiku phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn, hình thành các vùng sản xuất tập trung. Đầu tư tín dụng cũng đã góp phần phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân vùng nông thôn như xã: Gào, Diên Phú, An Phú, Biển Hồ, Trà Đa... Trong giai đoạn hiện nay, đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp-nông thôn lại mang nhiều ý nghĩa hơn khi gắn liền với Chương trình xây dựng nông thôn mới, bởi đây là một nguồn lực quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, mang lại lợi ích chính đáng cho nông nghiệp-nông thôn và nông dân.

Mặc dù cho vay lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn còn nhiều rủi ro, nhưng với vai trò tổ chức tín dụng chủ đạo, chủ lực đối với thị trường nông nghiệp-nông thôn, Agribank đặt ra mục tiêu huy động vốn năm 2012 tăng 25% so năm 2011, mức tăng trưởng các năm sau bình quân 20%/năm. Về dư nợ cho vay, năm 2012 tổng dư nợ tăng 8% so năm 2011, mức tăng trưởng các năm sau bình quân 10%/năm. Về tỷ lệ cho vay nông nghiệp-nông thôn, đạt 75% dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu cho vay nông nghiệp-nông thôn dưới 2% (năm 2012), các năm sau phấn đấu giảm bình quân 0,2%/năm.

Sơn Ca
 

Có thể bạn quan tâm

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

(GLO)- Trong 4 tháng đầu năm, nguồn thu nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Để tạo động lực tăng trưởng nguồn thu ngân sách, cơ quan thuế vừa đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vừa chủ động rà soát, khai thác các nguồn thu còn dư địa.

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

(GLO)- Với tinh thần vừa làm, vừa rà soát, điều chỉnh bổ sung, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.