Pleiku: Hơn 800 học viên tập huấn khuyến nông 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện chương trình tập huấn khuyến nông năm 2022, từ ngày 25-8 đến ngày 14-10, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) phối hợp với các xã, phường triển khai 16 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, trị bệnh trên cây trồng và chăn nuôi, phòng-chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm theo hướng an toàn cho hơn 800 học viên.
Tại các buổi tập huấn, học viên đã được cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Pleiku tập huấn phổ biến, hướng dẫn các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và các biện pháp phòng-chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Phổ biến, hướng dẫn các biện pháp quản lý và phòng trừ dịch hại trên cây trồng; an toàn, hiệu quả trong việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật; chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao, an toàn.
Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và trị bệnh sâu hại trên cây trồng theo hướng an toàn tại phường Đống Đa (TP. Pleiku). Ảnh: Bá Bính
Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và trị bệnh sâu hại trên cây trồng theo hướng an toàn tại phường Đống Đa (TP. Pleiku). Ảnh: Bá Bính
Cũng tại buổi tập huấn, các học viên đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật trồng và canh tác cà phê, rau màu và chăm sóc đàn vật nuôi hiệu quả.
Các lớp tập huấn giúp người dân nắm rõ kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý và phòng trừ dịch hại trên cây trồng. vật nuôi; an toàn, hiệu quả trong việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
BÁ BÍNH
 

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).