Pleiku đẩy mạnh nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Những năm qua, Ban Tuyên giáo Thành ủy Pleiku đã tham mưu giúp cấp ủy triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng theo tinh thần Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18-1-2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và chỉ đạo của Tỉnh ủy Gia Lai.

Nhận thức sâu sắc công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng có vai trò quan trọng góp phần nâng cao trình độ nhận thức, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và người dân vào sự nghiệp cách mạng, Ban Thường vụ Thành ủy Pleiku đã kiện toàn Hội đồng chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ thành phố. Hội đồng do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy làm Chủ tịch, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy kiêm Giám đốc Trung tâm Chính trị thành phố làm Phó Chủ tịch Thường trực, Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách lĩnh vực văn hóa-xã hội làm Phó Chủ tịch; các thành viên là trưởng một số cơ quan, ban ngành của thành phố. Ban Tuyên giáo Thành ủy có trách nhiệm tham mưu giúp Ban Thường vụ Thành ủy ban hành kế hoạch thực hiện.

  Quang cảnh buổi tọa đàm kỷ niệm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Pleiku. Ảnh: T.N
Quang cảnh buổi tọa đàm kỷ niệm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Pleiku. Ảnh: Thanh Nhật


Ông Bùi Tiến Dũng-Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy-cho biết: Quy trình biên soạn lịch sử của Đảng bộ xã, phường, lịch sử truyền thống các ban, ngành thành phố được Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện chặt chẽ, kỹ lưỡng. Chú trọng đổi mới phương pháp nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo hướng phát triển, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nghiên cứu lịch sử truyền thống dân tộc, góp phần giúp các công trình lịch sử xuất bản đảm bảo tính khoa học và tính Đảng. Các công trình đều tổ chức ít nhất 2 lần hội thảo để xin ý kiến Hội đồng chỉ đạo thành phố. Công trình lịch sử của các ban, ngành thành phố còn xin thêm ý kiến thẩm định, góp ý của ngành dọc cấp trên và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Theo đó, 3 năm gần đây, Thành ủy Pleiku đã chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ phường Diên Hồng, Đảng bộ xã An Phú, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố và Ban Chỉ huy Quân sự thành phố. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo triển khai nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ Công an thành phố, Đảng bộ phường Hội Thương, Đảng bộ xã Biển Hồ. Trong đó, lịch sử Công an thành phố đang trong quá trình hoàn thiện để tổ chức hội thảo lần thứ hai và trình Hội đồng thẩm định; lịch sử Đảng bộ phường Hội Thương và Đảng bộ xã Biển Hồ đã tổ chức hội thảo lần thứ nhất và đang tiếp tục sưu tầm hoàn chỉnh bản thảo.

Cùng với công tác biên soạn, việc tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng cũng được quan tâm thường xuyên. Các cơ quan, đơn vị đã tổ chức hoạt động phù hợp nhằm tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về truyền thống cách mạng, truyền thống đấu tranh của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc thành phố; tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu về lịch sử; duy trì việc đưa chuyên đề lịch sử Đảng bộ thành phố (1945-2005) vào nội dung chương trình lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng và lớp bồi dưỡng đảng viên mới tại Trung tâm Chính trị thành phố. Liên đoàn Lao động thành phố phối hợp tổ chức cuộc thi “65 năm Đảng bộ TP. Pleiku và 90 năm Công đoàn Việt Nam” nhân kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố (15/9/1954-15/9/2019). Các phường Phù Đổng, Tây Sơn, Ia Kring, Yên Thế, Diên Hồng tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm ngày thành lập. Đảng bộ phường Đống Đa xây dựng phòng truyền thống của đơn vị. Đảng bộ phường Diên Hồng tổ chức cuộc thi viết và trắc nghiệm tìm hiểu lịch sử Đảng bộ phường 40 năm xây dựng và trưởng thành (15/7/1982-15/7/2022). Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố cũng có nhiều hình thức lồng ghép trong hoạt động giảng dạy chính khóa và ngoại khóa nhằm giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước và truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.

Xem triển lãm kỷ niệm ngày truyền thống Đảng bộ thành phố Pleiku. Ảnh:
Xem triển lãm kỷ niệm ngày truyền thống Đảng bộ thành phố Pleiku. Ảnh: Thanh Nhật
 


Tuy đạt được những kết quả tích cực song theo Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Pleiku: “Nguồn tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử ở một số xã, phường chưa đảm bảo; phần lớn tư liệu bị thất lạc, hư hỏng hoặc gián đoạn; nguồn tư liệu và thu thập thông tin từ “nhân chứng sống” trong kháng chiến ngày càng khó khăn do nhiều người tuổi cao, sức khỏe không tốt, trí nhớ giảm sút. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng còn hạn chế; đa số các tổ chức cơ sở Đảng, các cơ quan, đơn vị chưa có cán bộ được đào tạo và tiếp cận về nghiên cứu sưu tầm, biên soạn lịch sử”.

Gần đây, Ban Tuyên giáo Thành ủy được sự thống nhất của Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy cho chủ trương nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống giai đoạn 2023-2025 gồm: “Đảng bộ TP. Pleiku từ đại hội đến đại hội” dự kiến ra mắt vào dịp Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2025-2030), “Lịch sử truyền thống Đoàn Thanh niên TP. Pleiku (1945-2022)”, “Lịch sử truyền thống Hội Liên hiệp phụ nữ TP. Pleiku (1930-2021)”.   

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Xuân Quang cho biết: Thành ủy chú trọng nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể từ thành phố đến cơ sở về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Tăng cường đổi mới phương pháp nghiên cứu, biên soạn, nâng cao chất lượng các công trình lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống. Các cơ quan, đơn vị liên quan cần tiếp tục phối hợp triển khai sưu tầm, lưu trữ tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, bổ sung lịch sử Đảng bộ TP. Pleiku (1945-2005) để có kế hoạch tái bản bổ sung khi đảm bảo các điều kiện. Các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị tập trung chỉ đạo công tác sưu tầm, khai thác tư liệu thành văn, tư liệu hồi ký từ các nhân chứng lịch sử; làm tốt công tác lưu trữ tư liệu, hiện vật lịch sử của các cơ quan, đơn vị, địa phương, chuẩn bị tư liệu phục vụ biên soạn lịch sử sau này. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử Đảng bộ thành phố, lịch sử các ngành, địa phương trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

 

 THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

“Cổ tích” Grôn

“Cổ tích” Grôn

(GLO)- Nhiều người vẫn quen gọi làng Grôn (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) là làng phong. Trước đây, làng chỉ có 17 hộ có người bị bệnh phong. Giờ thì nỗi đau do bệnh tật dần qua đi và người dân nơi đây đang viết nên câu chuyện đẹp về tình yêu đôi lứa, yêu lao động sản xuất và khát vọng vươn lên.
“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.