Pleiku: Bàn giải pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước uống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, chiều 29-6, Viện Nghiên cứu Sức khoẻ và Phát triển Giáo dục Tây Nguyên tổ chức Hội thảo “Ô nhiễm nguồn nước uống tại TP. Pleiku và giải pháp khắc phục”.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Nhật Hào.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Nhật Hào.

Tại hội thảo, Tiến sĩ Phùng Thị Kim Huệ-Chủ tịch Hội đồng quản trị Viện Nghiên cứu Sức khoẻ và Phát triển Giáo dục Tây nguyên trình bày kết quả phân tích các mẫu nước uống của người dân trên địa bàn TP. Pleiku và tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước; đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (thuộc Sở Y tế) báo cáo về kết quả kiểm tra chất lượng nguồn nước sau xử lý tại các đơn vị cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh nói chung, thành phố nói riêng; đại diện Phòng Quản lý đô thị TP. Pleiku trình bày về các giải pháp quản lý, xử lý các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn TP. Pleiku trong thời gian qua.

Tiến sĩ Phùng Thị Kim Huệ-Chủ tịch Hội đồng quản trị Viện Nghiên cứu Sức khoẻ và Phát triển Giáo dục Tây nguyên trình bày kết quả phân tích các mẫu nước uống của người dân trên địa bàn TP. Pleiku . Ảnh: Nhật Hào.
Tiến sĩ Phùng Thị Kim Huệ-Chủ tịch Hội đồng quản trị Viện Nghiên cứu Sức khoẻ và Phát triển Giáo dục Tây nguyên trình bày kết quả phân tích các mẫu nước uống của người dân trên địa bàn TP. Pleiku . Ảnh: Nhật Hào.

Các đại biểu cũng đã tham gia một số giải pháp, như: tập trung vào các vấn đề về quản lý, xử lý, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước; các phương án mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước sạch từ công trình cấp nước tập trung trên địa bàn thành phố; cách thức tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc thu gom, xử lý chất thải tránh gây ô nhiễm môi trường cũng như hạn chế việc khoan, đào giếng và chuyển sang dùng nước máy để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ…

Phát biểu kết luận hội thảo, bác sĩ Lê Dũng Sỹ-Phó Viện trưởng Viện Viện Nghiên cứu Sức khoẻ và Phát triển Giáo dục Tây nguyên trân trọng cảm ơn các đại biểu đã có nhiều ý kiến đóng góp chân thành đối với việc bàn các giải pháp kiểm soát ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn TP. Pleiku; đồng thời, mong muốn các cơ quan, ban ngành tiếp tục quan tâm thực hiện tốt hơn nữa các giải pháp bảo vệ nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh nói chung, TP. Pleiku nói riêng nhằm góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ của người dân trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.