Phương pháp mới phát hiện cơn đau tim chưa đầy 30 phút

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đau tim là bệnh nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Và bất kỳ sự chậm trễ nào đều có thể khiến tính mạng của bệnh nhân gặp nguy hiểm.
Tuy nhiên, rất khó để phát hiện trước các triệu chứng của cơn đau tim vì chúng rất tinh vi và thường không được chú ý.
Để khắc phục vấn đề này và giúp cứu sống bệnh nhân, các nhà nghiên cứu từ Đại học Notre Dame và Đại học Florida (Mỹ) đã phát minh ra một cảm biến có thể chẩn đoán cơn đau tim trong vòng chưa đầy 30 phút, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí về khoa học hóa học Lab on a Chip, theo Timesofindia.

Phát minh phương pháp mới phát hiện sớm cơn đau tim. Ảnh: Shutterstock
Phát minh phương pháp mới phát hiện sớm cơn đau tim. Ảnh: Shutterstock
Hiện tại, phải mất hàng giờ đồng hồ để các bác sĩ chẩn đoán cơn đau tim. Siêu âm tim có thể nhanh chóng cho thấy dấu hiệu của bệnh tim, nhưng để xác nhận cơn đau tim, cần phải lấy mẫu máu và phân tích. Những xét nghiệm đó có thể mất đến 8 giờ mới cho ra kết quả.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, bằng cách nhắm mục tiêu ba loại microRNA hoặc miRNA riêng biệt, cảm biến mới có thể phân biệt giữa cơn đau tim cấp tính và các vấn đề khác của lưu thông máu. Và phương pháp này chỉ cần sử dụng ít máu hơn so với các phương pháp chẩn đoán hiện tại, theo Timesofindia.
Các phương pháp chẩn đoán hiện tại chưa thể phân biệt giữa lưu lượng máu đến các cơ quan bị thiếu hụt và các vấn đề khác của lưu thông máu. Thiết bị mới có khả năng giải quyết vấn đề này.
Đồng tác giả của nghiên cứu, Hsueh-Chia Chang, Giáo sư Kỹ thuật Hóa học và Phân tử Bayer tại Đại học Notre Dame cho biết. Ngoài ra, thiết bị này cơ động - có thể mang đi được và chi phí thấp nên rất có tiềm năng trong việc cải thiện cách chẩn đoán các cơn đau tim.

Đại học Notre Dame nơi dự kiến sẽ thành lập công ty mới chuyên sản xuất thiết bị mới. Ảnh: Shutterstock
Đại học Notre Dame nơi dự kiến sẽ thành lập công ty mới chuyên sản xuất thiết bị mới. Ảnh: Shutterstock
Các tác giả đã làm thủ tục xin cấp bằng sáng chế cho thiết bị mới và các nhà nghiên cứu đang làm việc với Trung tâm thương mại và kinh doanh của Đại học Notre Dame để thành lập công ty mới chuyên sản xuất thiết bị này.
Tác giả chính, giáo sư Pinar Zorlutuna từ Đại học Notre Dame, cho biết: Các phương pháp hiện tại được sử dụng để chẩn đoán cơn đau tim không chỉ mất nhiều thời gian mà còn phải được thực hiện trong một khung thời gian nhất định thì mới cho ra kết quả chính xác. Trong khi phương pháp mới này có thể chẩn đoán cơn đau tim trong vòng chưa đầy 30 phút, mà không đòi hỏi thêm điều kiện gì.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lá ổi chữa bệnh gì?

Lá ổi chữa bệnh gì?

Lá ổi chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm, được ví như "thần dược" giúp điều trị tiểu đường, dị ứng, mụn nhọt, bảo vệ gan và hệ tiêu hóa.

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

(GLO)- Gia Lai có khoảng 2.000 nhân viên y tế thôn bản. Đây là “cánh tay nối dài” hỗ trợ ngành Y tế triển khai các hoạt động truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng-chống dịch bệnh.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

(GLO)- Chiều 3-5, Hội đồng tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quý Tường-Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tư vấn làm trưởng đoàn đã có buổi tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai.