Phục dựng lễ “Mừng chiến thắng” của người Bahnar ở Kon Gang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 11-5, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND xã Kon Gang (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức phục dựng lễ “Mừng chiến thắng” của người Bahnar tại nhà rông thôn Klot. 

Lễ “Mừng chiến thắng” là dịp để cộng đồng Bahnar thực hiện lời hứa trả ơn thần linh sau những đợt chống lại thiên tai, địch họa, đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục giúp đỡ để cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên, có những mùa vụ tươi tốt. Trước kia, trong xã hội cổ truyền, lễ mừng chiến thắng còn mang ý nghĩa khi cộng đồng chiến thắng kẻ thù bên ngoài xâm phạm lãnh thổ của mình.

Lễ mừng chiến thắng của người Bahnar ở xã Kon Gang, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai). Ảnh: Hoàng Ngọc

Lễ mừng chiến thắng của người Bahnar ở xã Kon Gang, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai). Ảnh: Hoàng Ngọc

Lễ mừng chiến thắng của người Bahnar ở Kon Gang được tổ chức đúng theo các nghi thức cổ truyền. Hội đồng già làng thực hiện các nghi lễ cúng yàng với vật phẩm là đầu trâu, đầu heo, gà nướng, cơm lam và rượu ghè.

Ở phần hội, ngoài cồng chiêng, xoang còn có múa khiên, múa lao với những động tác “vờn trâu”, rước lửa thể hiện tinh thần mừng chiến thắng. Đây cũng là dịp để những chàng trai, cô gái khoe tài năng, công lao của mình đã góp công sức nhỏ bé xây dựng buôn làng no ấm. Nhất là những chàng trai dũng mãnh còn có trách nhiệm bảo vệ sự an toàn, bình yên của buôn làng.

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tặng ảnh tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên cho người dân xã Kon Gang, mong muốn cộng đồng Bahnar luôn đoàn kết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa. Ảnh: Hoàng Ngọc
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tặng ảnh tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên cho người dân xã Kon Gang, mong muốn cộng đồng Bahnar luôn đoàn kết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Mừng chiến thắng là lễ hội rất đặc trưng của người Bahnar nói riêng và trong văn hóa Tây Nguyên nói chung. Phục dựng nghi lễ cổ truyền này góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai; đồng thời bảo tồn Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Một số nghi lễ độc đáo trong lễ "Mừng chiến thắng" của người Bahnar":

Hội đồng già làng thực hiện các nghi thức cúng yàng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hội đồng già làng thực hiện các nghi thức cúng yàng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Điệu múa khiên, múa lao thể hiện đậm nét tinh thần chiến thắng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Điệu múa khiên, múa lao thể hiện đậm nét tinh thần chiến thắng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Xoang đón khách. Ảnh: Hoàng Ngọc

Xoang đón khách. Ảnh: Hoàng Ngọc

Múa khiên thể hiện tinh thần chiến thắng. Ảnh: Hoàng Ngọc
Múa khiên thể hiện tinh thần chiến thắng. Ảnh: Hoàng Ngọc
Bài chiêng "Mừng chiến thắng" được trình tấu trong niềm hân hoan. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bài chiêng "Mừng chiến thắng" được trình tấu trong niềm hân hoan. Ảnh: Hoàng Ngọc

Những hồi tù và rúc lên liên hồi báo hiệu niềm vui chiến thắng đến mọi người, đất đai, sông núi, thần linh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Những hồi tù và rúc lên liên hồi báo hiệu niềm vui chiến thắng đến mọi người, đất đai, sông núi, thần linh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngọn lửa chiến thắng. Ảnh: hoàng Ngọc

Ngọn lửa chiến thắng. Ảnh: hoàng Ngọc

Trong lễ "Mừng chiến thắng" hội đồng già làng nhắc con cháu nhớ đến Bok Núp, Bok Wừu, những người anh hùng của dân tộc Bahnar, đồng thời nhắc nhở thế hệ trẻ đoàn kết, nêu cao tinh thần cống hiến và bảo vệ buôn làng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trong lễ "Mừng chiến thắng" hội đồng già làng nhắc con cháu nhớ đến Bok Núp, Bok Wừu, những người anh hùng của dân tộc Bahnar, đồng thời nhắc nhở thế hệ trẻ đoàn kết, nêu cao tinh thần cống hiến và bảo vệ buôn làng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Cuộc thi còn là nơi người làm báo thể hiện tâm hồn nghệ sĩ. Ảnh: Minh Châu

Lắng đọng Cuộc thi Tiếng hát người làm báo Gia Lai mở rộng

(GLO)- Là những giọng ca không chuyên, nhưng mỗi tiếng hát cất lên từ Cuộc thi Tiếng hát người làm báo Gia Lai mở rộng lại chan chứa tình yêu nghề, yêu quê hương với truyền thống văn hóa-lịch sử. Đó cũng là cảm xúc lắng đọng trong cuộc hội ngộ giữa những người làm báo và các lực lượng đồng hành.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

(GLO)- Sáng 9-5, tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Dự án Sách hay cho học sinh Tiểu học tổ chức Hội thảo “Về vai trò của sách, các biện pháp đưa sách đến với học sinh”. Chương trình do Quỹ Tâm Nguyện Việt tài trợ.

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.