Phú Thiện: Chủ động phòng-chống hạn vụ mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước thềm vụ mùa 2020, UBND huyện Phú Thiện đã chỉ đạo ngành chuyên môn, các xã, hợp tác xã (HTX) nhanh chóng hoàn tất việc xây dựng, nạo vét và tu sửa kênh mương nội đồng nhằm tiết kiệm nước tưới cho cây trồng.


Do hạn hán năm nay khốc liệt hơn nên dự báo lịch xuống giống vụ mùa sẽ trễ hơn các năm. Tranh thủ thời gian ruộng đồng đang nghỉ sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện gấp rút triển khai thi công 3 tuyến kênh mương nội đồng đã được UBND huyện bố trí vốn. Ông Bùi Trọng Thành-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT-thông tin: Năm nay, UBND huyện phân bổ nguồn vốn sự nghiệp thủy lợi để kiên cố hóa 3 tuyến kênh có tổng chiều dài trên 1.350 m với tổng kinh phí hơn 1,7 tỷ đồng nhằm bổ sung năng lực tưới cho các cánh đồng ở thị trấn Phú Thiện, xã Ia Sol và Ia Hiao. “Sau khi hoàn thành, các tuyến kênh này sẽ phục vụ tưới cho gần 200 ha lúa nước ở những chân ruộng xa cuối nguồn thủy lợi, nơi thường xuyên thiếu nước tưới”-ông Thành nói.

 Gấp rút kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Ảnh: T.Đ
Gấp rút kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Ảnh: T.Đ



Cùng với việc thi công các tuyến kênh mương, UBND huyện chỉ đạo các xã, HTX huy động người dân nạo vét kênh mương, đắp đất tu bổ các tuyến đã xuống cấp, sạt lở trong vụ Đông Xuân vừa qua. Ông Nguyễn Hữu Khóa-Chủ tịch UBND xã Ia Sol-cho hay: Xã Ia Sol là trung tâm của vựa lúa Phú Thiện với hơn 1.000 ha lúa nước. Hầu hết chân ruộng đã có kênh mương bê tông đảm bảo cung cấp nước tưới để gieo sạ lúa. Tuy nhiên, một số đoạn kênh đã xuống cấp, gây cản trở dòng chảy, thất thoát nước tưới. Chính vì thế, ngay sau khi vụ Đông Xuân kết thúc, UBND xã đã chỉ đạo HTX, các thôn huy động người dân ra đồng nạo vét, tu bổ những đoạn kênh bị sạt lở nhằm tiết kiệm nước tưới cho vụ mùa sắp tới.

Xã Ia Yeng cũng là địa phương có diện tích lúa nước lớn của huyện Phú Thiện. Để đảm bảo nước tưới cho các cánh đồng, Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh đã hợp đồng với đơn vị thi công tu sửa cống xi phông dẫn nước kênh chính Ayun Hạ vượt sông Ayun và một số đoạn bị sạt lở trên tuyến kênh chính Bắc. Đây là công trình trọng yếu nhằm cung cấp nước tưới cho xã Ia Yeng và các xã Ia Trok, Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa). Chủ tịch UBND xã Ia Yeng Dương Văn Tuấn cho biết: “Để đảm bảo nước tưới cho hơn 1.280 ha lúa nước tự chảy, UBND xã đã chỉ đạo HTX và các thôn huy động người dân ra đồng đào đắp, nạo vét kênh mương dẫn nước. Do số kênh mương bằng đất còn nhiều nên lượng nước tưới bị hút thấm, hao hụt lớn. Trong điều kiện nắng nóng gay gắt bất thường như hiện nay, dự báo vụ mùa sắp tới sẽ có một số diện tích thiếu nước tưới cục bộ. Theo đó, chúng tôi khuyến cáo người dân bám sát nông lịch, chia nước tưới luân phiên trong vụ mùa sắp tới nhằm tiết kiệm nước”.

Cùng với các biện pháp trên, thời gian này, nhiều nông dân có chân ruộng ở cuối kênh tưới hoặc nằm ở khu vực cao, nước thủy lợi không đến được đã chủ động san lấp, hạ thấp mặt ruộng để tạo thuận lợi trong việc lấy nước và sử dụng nước tưới hiệu quả. Đây cũng là giải pháp trước mắt để chủ động tránh hạn vụ mùa sắp tới. Ông Nguyễn Văn Ánh (xã Ia Hiao) chia sẻ: “Đám ruộng hơn 2 sào của tôi ở cuối kênh, lại cao nhất cánh đồng nên năm nào cũng bị thiếu nước, cây lúa phát triển kém. Năm nay nắng hạn, ruộng khô nên tôi đánh xe công nông ra đào bớt đất mang về vừa để đắp vườn nhà, vừa hạ thấp mặt ruộng cho dễ bề lấy nước tưới. Tất nhiên khi vào vụ sản xuất, tôi phải đầu tư cải tạo đất để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây lúa phát triển”.

 

 TRẦN ĐỨC



 

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null