Phụ nữ Ia Mơ Nông giúp nhau phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng cùng với sự cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm sản xuất, nhiều hội viên, phụ nữ ở xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Nhìn cơ ngơi khang trang của chị Rơ Châm H'Suyên (làng Kép 1) chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi được nghe chị kể về hoàn cảnh của gia đình mình. Năm 2016, chồng chị bị bệnh rồi qua đời để lại 2 đứa con nhỏ. Chồng mất, cuộc sống trở nên chật vật, chị phải làm thuê để đắp đổi qua ngày.

 Chị Rơ Châm H'Suyên (làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: R'Ô HOK
Chị Rơ Châm H'Suyên (làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: R'Ô HOK


Thấu hiểu khó khăn của chị H'Suyên, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã đứng ra tín chấp giúp chị vay 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để đầu tư trồng 1 ha cà phê và 5 sào lúa nước. Được chị em trong Chi hội hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng cùng với sự cần cù, chịu khó của bản thân, cuộc sống của gia đình chị H'Suyên dần ổn định. Mỗi năm, chị dành dụm mua thêm đất để mở rộng sản xuất. Đến nay, chị đã sở hữu 3 ha cà phê trồng xen với cây mắc ca, 1 ha lúa nước, mỗi năm tích lũy 150-170 triệu đồng. Chị chia sẻ: “Nhờ sự giúp đỡ của Hội LHPN xã cùng chị em trong Chi hội, mình biết cách làm ăn, kinh tế ổn định”.

Còn chị Rơ Châm Hênh (cùng làng) thì cho hay: Năm 2008, chị lập gia đình được bố mẹ cho 1 ha cà phê. Do thiếu vốn đầu tư lẫn kinh nghiệm sản xuất nên năng suất vườn cây đạt thấp, không đủ chi phí đầu tư. Sau khi được Hội LHPN xã tư vấn, giới thiệu, chị Hênh quyết định vay 40 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện. Từ số tiền này, chị Hênh mua thêm cây giống cà phê, phân bón, máy bơm. Đồng thời, chị thường xuyên tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật do địa phương tổ chức để áp dụng vào vườn cây. Nhờ đó, vài năm trở lại đây, vườn cà phê luôn đạt năng suất 6 tấn nhân/ha.

Có vốn, chị Hênh tiếp tục mua thêm 1 ha đất sản xuất và nuôi bò sinh sản. Đến nay, gia đình chị đã sở hữu 3 ha cà phê trồng xen hồ tiêu và sầu riêng, 1 ha chanh dây, 5 sào lúa và 5 cặp bò sinh sản. Sau khi trừ chi phí, gia đình thu 200 triệu đồng/năm. Nhờ làm kinh tế giỏi, chị Hênh được chị em phụ nữ tín nhiệm bầu làm Phó Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng. “Trong các buổi sinh hoạt Chi hội, mình thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế để giảm nghèo, nuôi dạy con cái nên người”-chị Hênh bộc bạch.

Bà Rơ Châm Sên-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Mơ Nông-cho biết: Toàn xã có 735 hội viên, phụ nữ, phần lớn là người Jrai. Để giúp các hội viên, phụ nữ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, hàng năm, Hội LHPN xã tạo điều kiện tín chấp cho 20-23 hội viên vay vốn Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện. Hiện tổng dư nợ Hội quản lý là 9 tỷ đồng. Nhờ sử dụng vốn hiệu quả, đến nay, toàn xã có 21 hộ hội viên, phụ nữ khá, giàu và chỉ còn 25 hộ nghèo. “Bên cạnh nguồn vốn vay ngân hàng, Hội còn xây dựng nguồn quỹ tiết kiệm lên đến 108 triệu đồng giúp hội viên vay. Riêng tại làng Ia Lôk còn có quỹ xoay vòng do chị em tự nguyện đóng góp được 81 triệu đồng. Các nguồn vốn này đã giúp nhiều hội viên, phụ nữ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống”-bà Sên chia sẻ thêm.

 

R'Ô HOK
 

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.