Nông dân Ia Băng nỗ lực thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với sự “tiếp sức” của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân tộc thiểu số ở xã Ia Băng (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã nỗ lực vượt khó, vươn lên thoát nghèo.
Theo ông Lê Văn Hùng-Chủ tịch UBND xã Ia Băng, toàn xã có 677 ha đất sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, xã đã lồng ghép nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ, đặc biệt là tạo điều kiện để hộ nghèo tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất. 
Trong năm 2020, xã đã hỗ trợ 22 con dê giống cho 10 hộ nghèo, cấp 7 con bò cái sinh sản cho hộ thuộc chương trình phát triển sản xuất; đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững với kinh phí trên hơn 171 triệu đồng. Ngoài ra, xã còn tích cực phối hợp tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho bà con. Nếu đầu năm 2020 số hộ nghèo toàn xã là 63 hộ thì đến nay đã giảm xuống còn 52 hộ.
Đáng ghi nhận là mặc dù điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi không mấy thuận lợi nhưng người dân nơi đây rất có tinh thần vượt khó, chăm chỉ làm ăn và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, đời sống dần được cải thiện, không chỉ thoát được cái đói cái nghèo bủa vây mà còn từng bước vươn lên làm giàu chính đáng. 
1. Nhiều mái nhà tình nghĩa được xây dựng đã góp phần giúp những hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống.
Nhiều mái nhà tình nghĩa được xây dựng đã góp phần giúp những hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống.
2. Trao “cần câu” và định hướng sản xuất tiếp tục là giải pháp được địa phương triển khai để giúp người dân nâng cao thu nhập.
Trao “cần câu” và định hướng sản xuất tiếp tục là giải pháp được địa phương triển khai để giúp người dân nâng cao thu nhập.
5. Cùng với các chính sách hỗ trợ, UBND xã Ia Băng còn đẩy mạnh tuyên truyền các hộ dân mạnh dạn, năng động đầu tư sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Cùng với các chính sách hỗ trợ, UBND xã Ia Băng còn đẩy mạnh tuyên truyền các hộ dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
4. Gia đình chị Siu Liên thuộc diện hộ nghèo của làng O Đất. Được xã hỗ trợ vay vốn 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội, chị nuôi có 1 con heo nái, 14 con heo thịt và đàn gà, vịt hơn 100 con. “Mình vừa bán 7 con heo thịt được 24 triệu đồng để góp tiền vào xây nhà ở”-chị Siu Liên chia sẻ.
Gia đình chị Siu Liên thuộc diện hộ nghèo của làng O Đất. Được xã hỗ trợ vay vốn 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội, chị nuôi có 1 con heo nái, 14 con heo thịt và đàn gà, vịt hơn 100 con. “Mình vừa bán 7 con heo thịt được 24 triệu đồng để góp tiền vào xây nhà ở”-chị Siu Liên chia sẻ.
8. Là một trong những hộ không có tư liệu sản xuất của xã Ia Băng, anh Klah (làng Châm Rông) đã tìm hướng thoát nghèo bằng việc chăn nuôi. Đến nay, gia đình anh đã thoát nghèo và có thu nhập ổn định, tiếp tục duy trì chăm sóc đàn bò khoảng 10 con.
Là một trong những hộ không có tư liệu sản xuất của xã Ia Băng, anh Klah (làng Châm Rông) đã tìm hướng thoát nghèo bằng việc chăn nuôi. Đến nay, gia đình anh đã thoát nghèo và có thu nhập ổn định, tiếp tục duy trì chăm sóc đàn bò khoảng 10 con.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.