Phở Việt Nam vào top các món phải thử trên thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bên cạnh phở, trong danh sách của Travel Channel vừa đưa ra còn có món mì Ramen của Nhật và tom-yum của Thái Lan.
 

Phở, Việt Nam

Ẩm thực là một trong những nét văn hóa nổi bật của Việt Nam. Ở mọi ngóc ngách, trên đường phố, khu chợ tại Việt Nam, bạn sẽ luôn bắt gặp các hàng quán bán đồ ăn rất ngon. Phở là món thích hợp để ăn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
 

Tom-yum, Thái Lan

Tom Yum là món súp cay, rất nổi tiếng ở Thái Lan, được làm từ tôm hoặc thịt gà, nấm, lá chanh Thái, riềng, sả, nước dừa... Tùy từng nơi nguyên liệu của món này có thể thay đổi với các loại hải sản khác nhau.
 

Bulgogi, Hàn Quốc

Bulgogi (thịt nướng) là món ăn được nhiều người yêu thích đến từ Hàn Quốc. Chúng được tẩm ướp với gia vị, thành phần chính gồm đường, xì dầu. Bạn có thể thưởng thức món thịt nướng này ở bất kỳ đâu, từ nhà hàng sang trọng đến các khu chợ địa phương.
 
Mì Ramen, Nhật Bản
Dù có nguồn gốc ở Trung Quốc, ramen lại trở nên nổi tiếng khắp thế giới như một món ăn ngon tại Nhật Bản. Mọi người thường ăn mì ramen với nước hầm rau quả, xì dầu và tương miso, trứng luộc, ngô. Tùy từng vùng mà mì ramen sẽ có các nguyên liệu ăn kèm khác nhau.
 

Bánh thịt, Australia

Bánh thịt là món được người Australia ưa chuộng nhất, khi mỗi năm họ tiêu thụ hàng triệu cái. Mọi người ăn món này ở khắp nơi, từ quán cà phê đến mang đi và ngay trên đường phố. Với người dân địa phương, họ thường phết lên bánh một lớp cà chua trước khi ăn.
 
Apfelstrudel, Áo
Loại bánh này khá giống bánh táo truyền thống của Mỹ. Điểm khác biệt giữa hai loại chính là bánh táo kiểu Áo được làm từ bột mềm và ngọt. Người Áo chuộng món này trong những buổi cà phê chiều.
 
Moules Frites, Bỉ
Moules Frites gồm sò và khoai tây chiên, đây cũng là những món ăn phổ biến tại Bỉ. Có nhiều cách để thưởng thức thịt sò, nhưng đơn giản nhất để giữ lại vị tự nhiên là đem hấp và ăn kèm gia vị như bột cà ri.
Pudim, Brazil
 

Pudim có bề ngoài giống hệt bánh flan, nhưng mềm hơn. Món này phổ biến ở các nhà hàng, quán cà phê ở Brazil.

Poutine, Canada
 
Nước sốt thịt, khoai tây chiên và phô mai là những nguyên liệu để làm nên món poutine ở Canada. Món ăn này cũng được bán ở các nhà hàng tại Mỹ, nhưng vị ngon vẫn không thể so sánh được với Canada.
Bánh nhân bít tết và cật heo, Anh
 
Hương vị thơm ngon cùng cảm giác bánh như tan trong miệng khiến cho nhiều người dân Anh thích món ăn này.
Di Vỹ (Travel Channel/VNE)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.