'Phó tướng' ông Trịnh Văn Quyết vừa bị bắt sở hữu những cổ phiếu nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bà Hương Trần Kiều Dung - Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn FLC - bị bắt ngày 8.4 để điều tra về tội thao túng thị trường chứng khoán, cùng tội danh với ông Trịnh Văn Quyết.

Bà Hương Trần Kiều Dung trong vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán BOS được xác định là đồng phạm với ông Trịnh Văn Quyết - nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC - đã có hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Bà Hương Trần Kiều Dung (44 tuổi) từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại Tập đoàn FLC. Bà Dung từng 2 lần ngồi ghế Tổng giám đốc Tập đoàn FLC trong giai đoạn từ tháng 5.2015 đến tháng 3.2017 và từ tháng 7.2018 đến tháng 4.2020 và từ tháng 6.2014 đến nay là Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn FLC. Ngoài chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán BOS, bà Hương Trần Kiều Dung còn đảm nhận nhiều vị trí quản lý quan trọng tại các đơn vị thành viên như Chủ tịch Hội đồng quản trị tại Công ty CP Xây dựng FLC Faros, Công ty CP FLC Travel, Công ty cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nông sản FAM, Công ty TNHH FLC Đồ Sơn Golf & Resort…


 

 Bà Hương Trần Kiều Dung là nhân vật thứ hai tại FLC sau ông Trịnh Văn Quyết. Ảnh: FLC
Bà Hương Trần Kiều Dung là nhân vật thứ hai tại FLC sau ông Trịnh Văn Quyết. Ảnh: FLC



Theo Báo cáo quản trị của Tập đoàn FLC, bà Hương Trần Kiều Dung đang sở hữu 27.775 cổ phiếu FLC, tương đương gần 270 triệu đồng. Tại Công ty CP Xây dựng FLC Faros (ROS) dù là Chủ tịch HĐQT nhưng "phó tướng" của ông Trịnh Văn Quyết cũng chỉ đang có hơn 1,13 triệu cổ phiếu, thua xa con số hơn 23,7 triệu cổ phiếu do bản thân ông Quyết sở hữu. Số cổ phiếu ROS của bà Hương Trần Kiều Dung đang tương đương 6,4 tỉ đồng. Tương tự, cũng là Chủ tịch của Công ty CP chứng khoán BOS (mã ART) nhưng hiện tại bà Hương Trần Kiều Dung chỉ sở hữu 500.000 cổ phiếu, tương đương 4 tỉ đồng. Như vậy dù giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các công ty thuộc hệ sinh thái FLC nhưng với những doanh nghiệp đang niêm yết thì tài sản của bà Dung khá khiêm tốn với gần 10,7 tỉ đồng.

Trước đó vào ngày 6.4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Hương Trần Kiều Dung 70 triệu đồng do đã có hành vi vi phạm là thành viên Hội đồng quản trị của một công ty đại chúng đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị tại quá 5 công ty khác.

Riêng đối với Công ty chứng khoán BOS (ART), trong ngày 8.4 cùng với việc công bố thông tin bất thường về các lãnh đạo công ty bị bắt, công ty này cũng thông báo hủy ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông tham dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên dự kiến diễn ra vào ngày 28.3 sắp đến và sẽ thông báo lại trước ngày 30.6. Kết thúc năm 2021, công ty chứng khoán đạt doanh thu 93,5 tỉ đồng, giảm gần 40% so với năm 2020 và lợi nhuận sau thuế 33,9 tỉ đồng, tăng vọt gần 22 lần so với con số khiêm tốn chỉ gần 1,57 tỉ đồng của năm 2020.

Theo Mai Phương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

null