Phát hiện sớm triệu chứng này để đề phòng tai biến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hẹp động mạch cảnh ít khi được quan tâm và phát hiện sớm, rất nhiều bệnh nhân khi tai biến mạch máu não xảy ra mới đến bệnh viện thì đã quá muộn.

Phẫu thuật lấy mảng xơ vữa cho bệnh nhân P. Ảnh: TIẾN ĐỨC
Phẫu thuật lấy mảng xơ vữa cho bệnh nhân P.


Sáng 22-8, tin từ Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (TP, Cần Thơ) cho biết vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bệnh nhân N.V.P. (SN 1952; ngụ huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng). Bệnh nhân này nhập viện với các triệu chứng thường xuyên chóng mặt, choáng váng và té khi đi lại hơn 1 năm nay.

Trước đó, bệnh nhân có một khoảng thời gian điều trị bằng thuốc nhưng không thuyên giảm nên được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long khám và phát hiện bị hẹp nặng động mạch cảnh 2 bên (một bên hẹp 60-70 %, một bên hẹp 70-80%). Sau khi làm hết tất cả các xét nghiệm kiểm tra, hội chẩn, ê-kíp quyết định phẫu thuật bóc lớp nội mạch lấy mảng xơ vữa của động mạch cảnh 2 bên. Ca phẫu thuật được thực hiện thành công. Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục sức khỏe tốt, đi đứng, sinh hoạt bình thường.

Đây là trường hợp thứ 3 trong một tuần Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long phẫu thuật thành công trường hợp bệnh lý tương tự này (đã có 2 trường hợp chỉ hẹp một bên). Tất cả các trường hợp đều có biểu hiện chóng mặt, choáng váng. Trong đó, có một bệnh nhân 93 tuổi.

Theo Ths.BS Trần Phước Hòa-Trưởng khoa Ngoại tim mạch - Lồng ngực của Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long – cho biết hẹp động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân khá thường gặp gây tai biến mạch máu não (chiếm khoảng 30% các trường hợp). Tuy nhiên, hẹp động mạch cảnh ít khi được quan tâm và phát hiện sớm, rất nhiều bệnh nhân khi tai biến mạch máu não xảy ra mới đến bệnh viện thì đã quá muộn, mọi phương pháp chỉ còn là hỗ trợ. Chính vì thế, nếu bệnh nhân có tiền căn cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu nhiều năm… thì dù không có triệu chứng cũng nên đi kiểm tra động mạch cảnh bằng siêu âm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trước khi quá muộn.

Tâm Quân - Tiến Đức (nld)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.