Phát hiện loài thực vật (sâm cau) mới ở Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tổng cục Lâm nghiệp vừa cho biết, các nhà khoa học vừa công bố phát hiện có 1 loài thực vật mới được tìm thấy tại vườn quốc gia Cát Tiên của Việt Nam.

 


Theo Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp, loài sâm cau (còn gọi là sâm mây) mới với hoa màu vàng xanh, có tên khoa học là Peliosanthes luteoviridis (thuộc họ măng tây Asparagaceae), vừa được các nhà khoa học của thế giới hợp tác với các chuyên gia thực vật của Việt Nam phát hiện tại vườn quốc Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai.
 

Hoa của cây sâm cau mới tại VQG Cát Tiên
Hoa của cây sâm cau mới tại VQG Cát Tiên


Theo mô tả của Nikolay A. Vislobokov và cộng sự thuộc Bộ môn Thực vật bậc cao, Khoa Sinh học, Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow - Nga cùng Trung tâm Khoa học và công nghệ nhiệt đới Việt - Nga (Cầu Giấy - Hà Nội), loài sâm cau này đã được chứng minh là một loài thực vật mới đối với khoa học, được phát hiện ở miền nam Việt Nam.

 

Lá cây sâm cau
Lá cây sâm cau



Loài này có các đặc điểm, hình thái gần giống với loài đã phát hiện trước đó là P. macrostegia, với các đặc điểm nhụy hoa tạo thành các vòng hình bán cầu, một vài nhụy cái bị thu hẹp đột ngột tạo thành kiểu hình chùy.
 

 Cây sâm cau mới tại VQG Cát Tiên
Cây sâm cau mới tại VQG Cát Tiên


Mặc dù vậy, loài sâm cau này cũng có một vài đặc điểm rất khác biệt như cụm hoa mọc dày đặc, cuống hoa hình trụ mảnh, các hoa có màu vàng xanh đặc trưng, đài hoa có kết cấu trong mờ và hơi mỏng.

Thông tin này đã được công bố trên trang biotaxa.org.

Cát Tiên là một khu rừng có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học giá trị của Việt Nam, được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2001.

Đến năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã xếp hạng vườn quốc gia Cát Tiên là di tích quốc gia đặc biệt.

Vườn quốc gia này trải dài trên 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước với hơn 80.000ha, được bao quanh bởi 90km sông Đồng Nai.

 

Theo VĂN PHÚC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.