Phát hiện 445.500 cây giống cà phê không đạt tiêu chuẩn xuất vườn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau hơn 3 tháng phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra gần 30 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống cà phê trên địa bàn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Lâm Đồng kết luận 445.500 cây giống cà phê của 11 cơ sở vườn ươm không đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

 

 Tại Lâm Đồng cũng như các tỉnh Tây Nguyên có rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống cà phê trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Ảnh minh hoạ.
Tại Lâm Đồng cũng như các tỉnh Tây Nguyên có rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống cà phê trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Ảnh minh hoạ.



Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, đơn vị vừa phát hiện 15 lô giống cây cà phê của 11 cơ sở tại các huyện Bảo Lâm, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh và TP. Bảo Lộc không đạt tiêu chuẩn xuất vườn theo quy định, với số lượng lên đến 445.500 cây thuộc nhiều loại giống khác nhau.

Chiếm nhiều nhất là cơ sở Vườn ươm Hữu Thể (phường 1, Bảo Lộc) với số lượng 200.000 cây giống; kế tiếp 70.000 cây ở Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Đức Cường (xã Hoài Đức, Lâm Hà) và 50.000 cây ở Cơ sở Bạch Thị Nhất (thị trấn Di Linh, huyện Di Linh); 8 cơ sở còn lại có từ 2.500 - 30.000 cây không đạt tiêu chuẩn xuất vườn thuộc địa bàn các huyện Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc.

Được biết, cây giống cà phê  không đạt tiêu chuẩn xuất vườn theo quy định gồm cây giống không công bố tiêu chuẩn cơ sở và cây giống có mật độ tuyến trùng ký sinh trong đất, rễ vượt quy định.


 

Cây cà phê xanh tốt được ông Nguyễn Đình Đoan (thôn Sung Tung, xã Ia Kla, huyện Đức Cơ, Gia Lai) trồng từ giống mua tại Viện Ea Kmat - một trong những địa chỉ cung cấp cây giống uy tín hàng đầu. Ảnh: Lê Hòa
Cây cà phê xanh tốt được ông Nguyễn Đình Đoan (thôn Sung Tung, xã Ia Kla, huyện Đức Cơ, Gia Lai) trồng từ giống mua tại Viện Ea Kmat - một trong những địa chỉ cung cấp cây giống uy tín hàng đầu. Ảnh: Lê Hòa


Trước tình trạng trên, Chi cục đã đề nghị các cơ sở trên thực hiện việc công bố tiêu chuẩn cây giống đúng theo quy định và xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng cây giống, báo cáo định kỳ cho cơ quan chức năng. Đồng thời khẩn trương áp dụng các biện pháp quản lý tuyến trùng đối với lô giống bị nhiễm tuyến trùng; vệ sinh, tạo chế độ thoát nước tốt cho vườn ươm...

Theo Lâm Đồng

Có thể bạn quan tâm

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

null