Phát động phong trào thi đua tự học và học tập suốt đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội Khuyến học Việt Nam vừa chính thức phát động phong trào thi đua 'Mỗi người dân tự học, học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời kỳ chuyển đổi số'.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chúc mừng Hội Khuyến học Việt Nam. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chúc mừng Hội Khuyến học Việt Nam. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Sáng nay, ngày 29/9, Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 15 năm Ngày Khuyến học Việt Nam (2/10/2008-2/10/2023) và chính thức phát động phong trào thi đua “Mỗi người dân tự học, học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời kỳ chuyển đổi số”.

Phát biểu tại sự kiện, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan - nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, cho biết Ngày Khuyến học Việt Nam 2/10 mang ý nghĩa kép, vừa là ngày ra mắt toàn dân một Hội xã hội có sứ mệnh góp phần đưa Việt Nam trở thành Quốc gia học tập, vừa là ngày khởi động phong trào toàn dân học tập suốt đời.

"Như vậy, ngày 2/10 vừa là ngày kỷ niệm thành lập của Hội, vừa là ngày khởi động phong trào toàn dân học tập suốt đời, tri ân những người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp 'trồng người'… Đây cũng là ngày để thể hiện trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội đối với việc xây dựng xã hội học tập và phát triển giáo dục bền vững ở nước ta," Giáo sư Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chúc mừng và đánh giá cao những nỗ lực cũng như những thành quả đạt được của Hội Khuyến học Việt Nam trong thời gian qua đồng thời khẳng định Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, đồng hành với Hội Khuyến học Việt Nam. Theo Phó Thủ tướng, trong thời đại ngày nay, tinh thần học tập suốt đời cần được lan tỏa mạnh mẽ giống như phong trào "bình dân học vụ" những năm 1945 do Đảng, Bác Hồ phát động tới toàn dân. Đất nước ta muốn phát triển thì cần có nguồn nhân lực mới với nền kinh tế tri thức, kinh tế Xanh và Chuyển đổi Số.

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Ngày 10/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”. Thời gian tới, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các cơ quan, bộ ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học Việt Nam tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh hưởng ứng phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Tại sự kiện, thay mặt Hội Khuyến học Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng cũng đã chính thức phát động phong trào thi đua “Mỗi người dân tự học, học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời kỳ chuyển đổi số”.

Phong trào nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò, tầm quan trọng của việc tự học, học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ chuyển đổi số đối với mỗi cá nhân, gia đình - một trong những yêu tố quyết định đến việc xây dựng cuộc sống, văn minh, hạnh phúc. Bên cạnh đó, phong trào cũng nhằm xây dựng các mô hình học tập lấy người dân là trung tâm, đảm bảo mỗi người thực hiện tốt mô hình công dân học tập, trong đó chú trọng việc sử dụng, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, tạo chuyển biến thực sự, đạt kết quả thực chất, bền vững phù hợp với chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ, góp phần xây dựng xã hội số ở Việt Nam.

Để thực hiện tốt phong trào, Hội Khuyến học Việt Nam đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như tích cực chủ động tham mưu cho các cấp chính quyền và phối hợp các cấp, các ngành trong công tác khuyến học, xây dựng các mô hình học tập, cốt lõi là mô hình công dân học tập; đề xuất, phối hợp với ban tuyên giáo để tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo có kế hoạch kiểm tra việc xây dựng mỗi tổ chức Đảng là đơn vị học tập, mỗi gia đình đảng viên trở thành gia đình học tập, mỗi đảng viên đạt tiêu chuẩn danh hiệu công dân học tập.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, đồng hành cùng Hội Khuyến học. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, đồng hành cùng Hội Khuyến học. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Hội cũng sẽ phối hợp với ngành giáo dục đào tạo triển khai có hiệu quả Quyết định 1373/QĐ-TTg, ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”; phối hợp với ngành văn hóa tăng cường giáo dục truyền thống hiếu học trong nhân dân, tham mưu đề xuất các cấp chính quyền đưa tiêu chí gia đình học tập là tiêu chí trong công nhận gia đình văn hóa ở cơ sở; vận động để mỗi gia đình có một tủ sách, đẩy mạnh phong trào văn hóa đọc trong nhân dân, hỗ trợ việc tự học và học tập cho người lớn có kết quả.

Bên cạnh đó là việc đổi mới công tác tuyên truyền về xây dựng các mô hình học tập và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức hội các cấp, phát triển đa dạng hóa các loại hình quỹ khuyến học, khuyến tài.

Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng, phong trào là hoạt động thiết thực thực hiện Quyết định 387/QĐ-TTg, ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021-2030”; Quyết định 677/QĐ-TTg, ngày 3/6/2022 về Chương trình “Xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021-2030”; Quyết định 749/QĐ-TTg, ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" đồng thời hưởng ứng phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động ngày 10/6 vừa qua.

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.

'Siết' chỉ tiêu xét tuyển sớm: Các trường top dưới sẽ gặp khó?

'Siết' chỉ tiêu xét tuyển sớm: Các trường top dưới sẽ gặp khó?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non với nhiều điểm mới. Theo dự thảo, chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm chuẩn của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT.

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

(GLO)- Ngày 3-12, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 281-KH/TU ngày 11-10-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5-1-2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2025-2030.

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Thay thi bằng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên với những quy định mới; hướng dẫn phương pháp tính giá dịch vụ GD-ĐT là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 12 năm nay.