Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 108 nghìn tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sở Công thương tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược "Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; trong đó, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 đạt khoảng 108 nghìn tỷ đồng.

Kế hoạch đặt mục tiêu phấn đấu năm 2023 giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong tỉnh đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 9-9,5%; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 27,06% so với năm 2022, tương ứng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 108 nghìn tỷ đồng; tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tỉnh chiếm khoảng 95% (riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 5%); tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ hiện đại như: Siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng mini.... chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

Phiên chợ biên giới tại Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) được tổ chức vào tháng 12-2022. Ảnh: V.T
Phiên chợ biên giới tại Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) được tổ chức vào tháng 12-2022. Ảnh: V.T

Doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 6,5% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; phấn đấu trên 30% các doanh nghiệp có hoạt động thương mại điện tử.

Sở Công thương đặt ra các nhiệm vụ phát triển thương mại năm 2023, gồm: Đề xuất hoàn thiện chính sách và quản lý hoạt động thương mại theo đúng cơ chế thị trường; gia tăng cầu tiêu dùng trong tỉnh, phát triển doanh nghiệp phân phối, gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa, phát huy kết nối cung cầu hàng hóa. Triển khai Đề án đổi mới phương thức kinh doanh, tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng tới năm 2030; Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, Sở hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm Việt Nam tại thị trường trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, đẩy mạnh liên kết bền vững giữa sản xuất-phân phối-tiêu dùng. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại.

Cùng với đó, lồng ghép các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường trong tỉnh vào các chương trình kích cầu tiêu dùng, kết nối cung cầu hàng hóa, hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tăng cường kết nối, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, những sản phẩm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm vùng miền, chương trình kết nối giao thương giữa Gia Lai và Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh thành trên cả nước...

Gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm OCOP của tỉnh tại Siêu thị Co.op Mart Pleiku. Ảnh: Lê Nam
Gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm OCOP của tỉnh tại Siêu thị Co.op Mart Pleiku. Ảnh: Lê Nam

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại như đẩy mạnh phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn giai đoạn 2021-2030, kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng, khai thác chợ; tập trung cải tạo, nâng cấp các chợ đô thị tại trung tâm huyện, thị xã, thành phố; kêu gọi thu hút đầu tư phát triển các loại hình siêu thị, cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động... xây dựng các điểm bán sản phẩm OCOP và điểm bán hàng Việt Nam.

Đồng thời, phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại dựa trên nền tảng số hóa; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin dự báo xu hướng của thị trường; nâng cao năng lực quản lý nhà nước, hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động thương mại.

Kinh phí thực hiện kế hoạch năm 2023 là 246 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Nơi hội tụ đặc sản địa phương

Nơi hội tụ đặc sản địa phương

(GLO)- Showroom trưng bày và giới thiệu sản phẩm đặc sản Gia Lai của Hợp tác xã (HTX) Khoa học công nghệ-Thương mại cà phê Việt Nam (HTX VCSC) tại số 104 Lê Lợi (TP. Pleiku) là nơi hội tụ các mặt hàng đặc sản địa phương, sản phẩm tiêu biểu của các doanh nghiệp, cá nhân và HTX trên địa bàn tỉnh.

Trà hoa vàng “Made in Gia Lai”

Trà hoa vàng “Made in Gia Lai”

(GLO)- Vùng đất Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ nổi tiếng với danh trà Biển Hồ, hàng thông trăm tuổi mà còn hiện diện một sản vật có nguồn gốc từ các tỉnh phía Bắc được du nhập và gắn thương hiệu “Made in Gia Lai”.