Ông Zelensky chấp nhận sự thật, tổng thống Mỹ và thủ tướng Đức đi nước cờ cuối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mỹ và Đức là 2 nước ủng hộ mạnh mẽ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Khi Thủ tướng Scholz chuẩn bị hết nhiệm kỳ vào năm 2025, tương tự với tổng thống Mỹ Biden tới đây, nên quyết định gần đây của 2 nhà lãnh đạo có thể coi là nước cờ cuối trên bàn cờ sắp tàn.

tong-thong-ukraine-va-thu-tuong-duc-anh-van-phong-tong-thong-ukraine.jpg
Tổng thống Ukraine Zelensky và Thủ tướng Đức Scholz. Ảnh: Văn phòng tỏng thống Ukraine

Thăm Kiev ngày 2/12, Thủ tướng Đức Scholz một lần nữa tái khẳng định ủng hộ viện trợ quân sự Ukraine chống lại Nga. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Scholz, Đức trở thành nhà tài trợ quân sự lớn thứ 2 của Ukraine, sau Mỹ.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức tỏ ra thận trọng đối với một số vấn đề như từ chối cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine.

Mới đây, ông Scholz cũng đã chỉ trích ông Friedrich Merz, lãnh đạo đảng CDU/CSU và là ứng cử viên tiềm năng cho chức thủ tướng trong cuộc bầu cử vào năm 2025.

Theo đó, ông Merz đã đề xuất đưa ra tối hậu thư cho Nga để chấm dứt xung đột ở Ukraine. Ông Merz cho rằng nếu Nga từ chối dừng tấn công, các đối tác của Ukraine sẽ dỡ bỏ mọi hạn chế đối với những vũ khí đã viện trợ, và Đức sẽ chấp thuận việc chuyển giao tên lửa Taurus.

"Tất cả những gì tôi có thể nói là: Hãy cẩn trọng! Bạn không thể chơi canh bạc Nga với an ninh của Đức", ông Scholz nói hôm 30/11 về đề xuất của ông Merz.

Thủ tướng Scholz cũng thông báo tại chuyến thăm rằng Đức sẽ chuyển gói viện trợ quân sự trị giá 683 triệu USD cho Ukraine trong tháng này.

Trong khi đó, đài ABC dẫn lời cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan rằng Tổng thống Biden muốn tiếp tục thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại.

"Chúng tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình trong 50 ngày tới để cung cấp cho Ukraine mọi công cụ có thể nhằm củng cố vị thế trên chiến tuyến, từ đó giành thêm ưu thế trên bàn đàm phán", ông Sullivan nói.

Tổng thống Ukraine thừa nhận Ukraine rất khó để giành lại một số vùng đất mà Nga hiện đang kiểm soát. "Quân đội của chúng tôi không đủ sức mạnh để làm điều đó. Chúng tôi phải tìm ra giải pháp ngoại giao", ông Zelensky nói.

Là thành viên để được NATO bảo trợ là mục tiêu lớn nhất của Ukraine lúc này. Ông Zelensky khẳng định, Kiev sẵn sàng đàm phán để tìm kiếm hòa bình sau khi chắc chắn gia nhập NATO, sau đó sẽ tìm cách lấy lại các phần lãnh thổ đã mất bằng ngoại giao.

Ngày 1/12, Tổng thống Ukraine kêu gọi chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden thuyết phục các thành viên NATO để Kiev gia nhập liên minh, khi cuộc xung đột với Nga ở vào giai đoạn khó đoán định nhất.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh liên kết phát triển toàn diện TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Tây Nguyên

Đẩy mạnh liên kết phát triển toàn diện TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 3-1, tại tỉnh Lâm Đồng, UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp với UBND 5 tỉnh vùng Tây Nguyên tổ chức hội nghị sơ kết Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Tây Nguyên năm 2024; đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2025.

Kiến tạo nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả

Kiến tạo nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả

(GLO)- Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, Gia Lai tiếp tục quyết liệt triển khai thực hiện nhiều giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả và kiến tạo nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả.