Ông Trần Văn Hồ thu nhập khá nhờ chiết xuất tinh dầu sả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ năm 2014, ông Trần Văn Hồ (thôn 5, xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) bắt tay vào trồng sả để chiết xuất tinh dầu. Hướng đi này đã góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.

Sau khi ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, ông Trần Văn Hồ được Công ty TNHH Sản xuất thương mại và công nghệ Xuân Xanh (Hà Nội) hỗ trợ giống sả Java và hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và chiết xuất tinh dầu.

Ông Hồ cho biết: “Đầu năm 2014, tôi trồng 1 ha sả Java theo hướng hữu cơ. Cây sả Java dễ trồng, thích nghi với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương nên phát triển tốt. Thời gian xuống giống đến khi thu hoạch là hơn 3 tháng. Mỗi năm, vườn sả cho thu hoạch 6-7 đợt lá, năng suất bình quân hơn 15 tấn lá/ha. Đặc biệt, sả trồng một lần có thể cho thu hoạch 5-6 năm”.

Phát triển vùng nguyên liệu ổn định, ông Hồ đầu tư gần 300 triệu đồng xây dựng khu sản xuất và mua nồi chưng cất, hệ thống chiết xuất tinh dầu sả. Ông cho hay: Lá sả được hong khô, qua chưng cất sẽ cho tinh dầu chất lượng, màu sắc đẹp hơn so với lá tươi. Vì vậy, lá sả tươi lúc thu hoạch không được quá già hoặc quá non để đảm bảo lượng tinh dầu nhiều nhất.

Lá sả thu hoạch vào mùa nắng được phơi ngay tại ruộng, còn mùa mưa mang về nhà hong khô, nhặt hết các loại cỏ dại, lá tạp. Đợi đến khi lá sả héo, độ ẩm còn 50% thì cho vào nồi nấu. Mỗi mẻ nấu khoảng 6 giờ đồng hồ sẽ thu được tinh dầu. Sau đó, tinh dầu tiếp tục được đưa qua hệ thống bình lọc tách nước, tạp chất để thu được tinh dầu nguyên chất. Bình quân 1 tấn nguyên liệu thu được 8 lít tinh dầu sả, giá bán 1,2 triệu đồng/lít. Lá sả sau khi ép lấy tinh dầu, gia đình đem ủ mục làm phân bón cho cây sả để tiết kiệm chi phí.

Gia đình ông Trần Văn Hồ đầu tư nồi chưng cất tinh dầu sả để nâng cao thu nhập. Ảnh: N.M

Gia đình ông Trần Văn Hồ đầu tư nồi chưng cất tinh dầu sả để nâng cao thu nhập. Ảnh: N.M

Đến năm 2019, do Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và công nghệ Xuân Xanh thanh quyết toán không kịp thời, ảnh hưởng đến thu nhập và việc tái đầu tư nên ông Hồ chuyển hướng cung ứng tinh dầu sả cho các đại lý, khách hàng trong nước.

“Tinh dầu sả được nhiều người dùng làm nước lau sàn nhà, xịt thơm phòng, xe ô tô, xua đuổi muỗi, côn trùng, xông hơi, chăm sóc sức khỏe nên gia đình sản xuất đến đâu bán hết tới đó. Việc sản xuất tinh dầu sả không chỉ đem lại thu nhập cho gia đình hơn 200 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí mà còn tạo việc làm cho 5-6 lao động địa phương với tiền công 200-250 ngàn đồng/người/ngày vào mùa thu hoạch”-ông Hồ cho biết thêm.

Để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của gia đình, ông Hồ đã lấy nhãn hiệu tinh dầu sả Ngọc Anh. Ngoài bán sỉ cho các đại lý, ông đóng chai thủy tinh loại 1 lít, 30 ml, 50 ml để bán lẻ đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Cẩn thận dán nhãn cho từng chai tinh dầu, bà Nguyễn Thị Kim (vợ ông Hồ) chia sẻ: “Nhiều năm nay, sản phẩm tinh dầu sả Ngọc Anh được gia đình giới thiệu tại các sự kiện, phiên chợ, ngày hội do chính quyền địa phương tổ chức và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng về mẫu mã, chất lượng. Tinh dầu sả Ngọc Anh được xã chọn đăng ký Chương trình OCOP của huyện. Điều này tạo động lực để gia đình nâng cao chất lượng sản phẩm; liên kết với thành viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ An Thành (xã An Thành) mở rộng vùng nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng”.

Vợ chồng ông Trần Văn Hồ (thôn 5, xã An Thành, huyện Đak Pơ) tất bật đóng chai tinh dầu sả và dán nhãn, cung ứng ra thị trường. Ảnh: Ngọc Minh

Vợ chồng ông Trần Văn Hồ (thôn 5, xã An Thành, huyện Đak Pơ) tất bật đóng chai tinh dầu sả và dán nhãn, cung ứng ra thị trường. Ảnh: Ngọc Minh

Bà Lý Thị Kim Hồng-Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ An Thành-thông tin: “Hợp tác xã hiện có 18 thành viên trồng 25 ha cây ăn quả, rau màu, mía, dược liệu. Nhiều năm nay, mô hình sản xuất tinh dầu sả của gia đình ông Hồ mang lại giá trị kinh tế cao. Hợp tác xã đang phối hợp với ông Hồ cung cấp giống sả Java cho các thành viên có nhu cầu để mở rộng vùng nguyên liệu; đồng thời đề xuất cấp trên tăng cường hỗ trợ ông Hồ để nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm tinh dầu sả. Hợp tác xã đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động thành viên, người dân tham gia trồng sả. Riêng gia đình tôi cuối năm nay sẽ chuyển 1 ha cây trồng năng suất thấp sang trồng sả Java”.

Trao đổi với P.V, ông Trần Minh Đức-Chủ tịch UBND xã An Thành-cho biết: Qua rà soát, sàng lọc, xã thống nhất chọn sản phẩm tinh dầu sả của gia đình ông Hồ tham gia Chương trình OCOP của huyện thời gian tới.

“Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo công chức chuyên môn phối hợp với HTX, gia đình ông Hồ chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật trồng sả cho thành viên, nông dân trên địa bàn. Xã sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ HTX và gia đình ông Hồ xây dựng thương hiệu; giới thiệu, quảng bá sản phẩm tinh dầu sả tại các sự kiện, hội chợ do huyện tổ chức. Đồng thời, rà soát những vùng đất phù hợp để mở rộng diện tích cây sả trên địa bàn nhằm đáp ứng nguyên liệu chiết xuất tinh dầu, góp phần thúc đẩy chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân”-ông Đức nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

(GLO)- Chiều 27-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cùng các bộ, ngành liên quan.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.

Ông Rah Lan Đang chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: L.N

Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ rừng

(GLO)- Mô hình thí điểm “Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với việc trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững” tại buôn Ama Giai (xã Đất Bằng) do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai bước đầu phát huy hiệu quả.