Ông Nguyễn Dũng được bầu giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hôm qua (15-8), Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Đại hội đại biểu khóa III (nhiệm kỳ 2022-2027).

Trong nhiệm kỳ qua, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê đã phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành liên quan để đẩy mạnh quảng bá nhãn hiệu tập thể Hồ tiêu Chư Sê. Nhờ đó, đến nay, nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê đã nhận được bảo hộ tại 7 nước, gồm: Bỉ, Đức, Mỹ, Hà Lan, Luxembourg, Trung Quốc, Singapore. Ngoài ra, Hiệp hội đã hoàn thành các bước thủ tục và đang chờ Ấn Độ cấp bảo hộ. Đặc biệt, ngày 27-12-2021, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Chư Sê cho sản phẩm hồ tiêu. Hiện nay, đang có 3 đơn vị sử dụng nhãn hiệu tập thể Hồ tiêu Chư Sê gắn lên bao bì sản phẩm, thành phẩm.

Ra mắt Ban Chấp hành Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê khóa mới. Ảnh: Quang Tấn
Ra mắt Ban Chấp hành Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê khóa mới. Ảnh: Quang Tấn


Trong nhiệm kỳ 2022-2027, Hiệp hội xác định tập trung tập huấn, hướng dẫn, tổ chức hội thảo đầu bờ… cho hội viên về kỹ thuật canh tác hồ tiêu bền vững. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh quảng bá thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê trên các phương tiện thông tin đại chúng; tiến hành dán tem, nhãn chỉ dẫn địa lý Hồ tiêu Chư Sê cho sản phẩm hàng hóa để nâng cao giá trị, bảo vệ và độc quyền thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê trên toàn thế giới. Đặc biệt, tiếp tục giữ vững được các thị trường truyền thống, đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường lớn, khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản và tích cực tìm kiếm thị trường mới…

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê khóa III (nhiệm kỳ 2022-2027) gồm 23 người. Ông Nguyễn Dũng-Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam được bầu giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê khóa mới.

QUANG TẤN

 

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.