Ô nhiễm môi trường từ các bãi rác thải tự phát tại Ia Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian gần đây, tại một số xã thuộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) xảy ra tình trạng xả chất thải ra môi trường chưa qua xử lý không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân.

Đủ loại rác thải

Ngày 20-6, khi lưu thông trên tuyến đường liên xã từ Ia Broắi đến Ia Tul, chúng tôi thấy có đến 3 bãi rác tự phát. Điểm thứ nhất ngay đầu cầu Bến Mộng, điểm thứ 2 gần Trạm Y tế xã Ia Broắi và điểm còn lại trên cánh đồng buôn Broăi.

Điều đáng nói là các bãi rác thải tự phát này đã tồn tại từ lâu. Rác thải gồm đủ loại từ bỉm, túi ni lông, động vật chết, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, thủy tinh bể…

Mặc dù Đoàn Thanh niên các xã đã nhiều lần ra quân dọn dẹp, đốt bỏ nhưng vừa dọn sạch hôm trước thì hôm sau nhiều người vẫn lén lút mang rác ra vứt tại đây. Tâm lý “người khác vứt được thì mình cũng vứt được” khiến các bãi rác này ngày càng phình to, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

bai-rac-tu-phat-tren-canh-dong-buon-broai-xa-ia-broai-anh-vu-chi.jpg
Bãi rác tự phát trên đường ra cánh đồng buôn Broăi (xã Ia Broăi) Ảnh: Vũ Chi

Ông Rô Bơt (buôn Broăi) nói: “Hàng ngày làm ruộng tại đây, thấy bãi rác nhếch nhác, bốc mùi hôi, tôi bức xúc lắm. Nhiều hôm gió to khiến rác bay khắp nơi, nhiều bao bì bị xe tải đi qua cuốn ra đến giữa đường rất mất vệ sinh. Chúng tôi mong chính quyền có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vứt rác bừa bãi để răn đe”.

Anh Rmah Disai-Bí thư Đoàn xã Ia Broắi-cho hay: Các bãi rác tự phát thuộc địa bàn xã nhưng phần lớn rác thải do người dân xã lân cận mang tới vứt. Định kỳ mỗi tháng 1 lần, Ban Chấp hành Đoàn xã huy động khoảng 30 đoàn viên thanh niên ra quân dọn vệ sinh môi trường, đặc biệt là xử lý các “điểm đen” rác thải trên địa bàn.

Phương pháp xử lý là dồn đống rồi đốt. Tuy nhiên, chỉ một số loại chất thải dễ cháy bị thiêu hủy, còn rác thủy tinh rất khó xử lý, gây nguy hiểm cho người dọn dẹp. Về lâu dài, bên cạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, thiết nghĩ cần có chế tài phạt thật nặng các trường hợp vi phạm. Chỉ có như vậy tình trạng này mới không tái diễn.

bai-rac-tu-phat-duoi-chan-nui-chu-mo-anh-vu-chi.jpg
Bãi rác tự phát dưới chân núi Chư Mố. Ảnh: Vũ Chi

Thời gian qua, nhiều người không khỏi ái ngại khi ngọn núi Chư Mố (xã Chư Mố)-điểm du lịch tiềm năng của huyện bị bao quanh bởi đủ loại rác thải. Vào mùa mưa, rác thải bốc mùi hôi nồng nặc, còn mùa nắng việc đốt rác khiến khói đen mù mịt.

Bà Nay H’Nham (buôn Plei Apa Ama Đá) chia sẻ: “Trước đây, mỗi lần thả bò ăn cỏ, tôi thường ngồi nghỉ tại các gốc cây dưới chân núi hóng gió. Nhưng thời gian gần đây, nhiều người dân vô ý thức đem đủ các loại rác thải ra đây vứt, từ phế liệu xây dựng, rác sinh hoạt cho đến xác động vật chết khiến môi trường bị ô nhiễm. Dân làng luôn tin rằng núi Chư Mố là ngọn núi linh thiêng, nếu tình trạng này không được xử lý dứt điểm sẽ khiến thần núi nổi giận”.

Cần giải pháp đồng bộ

Ông Vương Chí Thông-Chủ tịch UBND xã Ia Broắi-cho biết: Mặc dù chính quyền địa phương đã triển khai mô hình xã hội hóa thu gom rác thải nhưng người dân trong xã chưa đăng ký tham gia. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, lượng rác thải ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng xả rác bừa bãi ra môi trường.

Thời gian tới, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, lắp biển cảnh báo, địa phương sẽ triển khai lắp đặt camera an ninh tại các “điểm đen” rác thải và giao Công an xã quản lý. Với những trường hợp được camera ghi lại hay có người tố giác, chính quyền địa phương sẽ xử phạt nghiêm.

doan-vien-thanh-nien-ra-quan-thu-gom-xu-ly-rac-thai-duoi-chan-nui-chu-mo-anh-vu-chi.jpg
Đoàn viên, thanh niên ra quân thu gom, xử lý rác thải dưới chân núi Chư Mố. Ảnh: Vũ Chi

Tại xã Chư Mố, mô hình “Lò đốt rác thải” đã được triển khai nhân rộng, mang lại nhiều triển vọng. Anh R’Ô Mẫn-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã-chia sẻ: Trước vấn nạn rác thải trên địa bàn, năm 2024, Hội Cựu chiến binh xã ra mắt mô hình “Lò đốt rác thải”. Với kinh phí 500.000 đồng, mỗi gia đình có thể sở hữu một lò đốt rác. Lò xây bằng gạch, gồm 2 ngăn nối với nhau bằng một tấm đan ở giữa. Ngăn trên để chứa rác thải. Khi đốt, tro từ rác thải sẽ lọt xuống ngăn bên dưới.

Mô hình được đặt thí điểm tại trụ sở UBND xã và Trạm Y tế xã. Sau hơn 1 năm triển khai, hiện đã có 7 hộ tại 5 thôn, làng xây lò đốt rác cho gia đình. “Ưu điểm của mô hình là sự tiện lợi, chi phí thấp. Mô hình được Đảng ủy, chính quyền đánh giá cao và có kế hoạch triển khai trong cán bộ, đảng viên, từ đó nhân rộng trong cộng đồng. Chỉ khi nhận thức của người dân thay đổi thì tình trạng xả rác bừa bãi mới không tái diễn”-anh Mẫn kỳ vọng.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Xuân Liêm-Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Ia Pa-thông tin: Thời gian gần đây, qua phản ánh của công dân, một số địa phương xảy ra tình trạng xả chất thải ra môi trường chưa qua xử lý không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân.

Để chấn chỉnh tình trạng này, Phòng Nông nghiệp và Môi trường đã có văn bản đề nghị UBND các xã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam xã và các tổ chức thành viên, Ban Nhân dân thôn tổ chức tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường để nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi người dân; tổ chức phát động phong trào ra quân dọn vệ sinh môi trường; hướng dẫn bà con tự xử lý rác thải trong khuôn viên gia đình hoặc đăng ký thu gom rác thải với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện.

Có thể bạn quan tâm

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn khó khăn

(GLO)- Trên địa bàn phía Tây của tỉnh Gia Lai có 7 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia không tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính. Tuy điều kiện khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã tích cực bắt nhịp, làm việc hiệu quả. Dù vậy, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

(GLO)- Ngày 11-7, Sở Xây dựng Gia Lai đã ban hành Công văn số 124/SXD-VT thông báo phương án đưa, đón cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh Gia Lai (cũ) đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ) và ngược lại.

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
null