Ở đây nuôi gà cho nghe nhạc, đẻ trứng trên... nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nuôi gà thả đồi, gà chạy bộ, hay gà ngủ trên cây… có rất nhiều, nhưng cho gà nghe nhạc và đẻ trứng trên… nước thì quả thực mới nghe lần đầu. Người tiên phong cho mô hình độc lạ này là anh Nguyễn Văn Chung ở xóm 4 xã Thanh Phong (huyện Thanh Chương, Nghệ An).
 


Cho gà nghe nhạc

Nắng tháng 3 xứ Nghệ rọi xuống mặt hồ, phản chiếu sự yên ả cả một vùng quê nơi này. Tới đây, ta như lạc vào thế giới khác, êm dịu đến lạ. Trong bốn bề cây cối um tùm, hiện ra trang trại hơn 1ha và điều kỳ lạ là chỉ dùng nuôi gà, nhưng lại là nuôi trên nước. Thoạt đầu nghe có vẻ vô lý, nhưng đây là sự thật mà người đàn ông ngoại tứ tuần đang "chăm bẵm" sự đam mê của mình. Nuôi gà không dễ, cũng chẳng khó, nhưng nuôi gà trên nước thì có lẽ... giờ tôi mới tận mắt chứng kiến.


 

Nhờ cách chăm sóc đặc biệt (cho gà nghe nhạc, nuôi trên mặt nước) trang trại của anh Nguyễn Văn Chung mang lại thu nhập gần 100 triệu đồng/tháng. Ảnh: Lưu Khuyên
Nhờ cách chăm sóc đặc biệt (cho gà nghe nhạc, nuôi trên mặt nước) trang trại của anh Nguyễn Văn Chung mang lại thu nhập gần 100 triệu đồng/tháng. Ảnh: Lưu Khuyên


Với tổng chuồng là 7.000 con, hiện tại, anh Chung đang cho 3.500 con gà đẻ trứng nghe nhạc trên nước. Với con giống nhập từ Hải Phòng, gà giống cũng chẳng hề rẻ, tận đến 120.000 đồng/con, anh phải nuôi từ 18 - 20 tuần gà mới bắt đầu đẻ.



Sau khi tốt nghiệp Đại học Xây dựng Hà Nội trở về địa phương, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Chung không đi theo chuyên môn của mình mà quyết định đầu tư xây dựng trang trại. Năm 2018, Chung nhận đấu thầu của địa phương hơn 4ha đất cao và ao hồ, anh mạnh dạn vay vốn hơn 2 tỷ đồng từ ngân hàng và anh em bạn bè, đầu tư mô hình trên gà, dưới cá.

Lênh đênh trên mặt hồ 4ha, gà ở đây không chạy bộ mà nuôi tập trung trong chuồng trại. Trong sàn nhà - nơi gà được nuôi, được khoét một hố to, vì thế nên mát về mùa hè.

Chung nhận định, nhiệt độ chuồng nuôi phải luôn ổn định và giữ cho gà không bị ảnh hưởng bởi tiếng động của môi trường bên ngoài là yếu tố quan trọng hạn chế dịch bệnh, giúp đàn gà phát triển nhanh. Bởi vậy, anh đã xây nhà cho gà đẻ trứng ở nhưng lại xây trên mặt nước. Những cái trụ được đâm thẳng từ dưới nước, khu chuồng trại 1ha được anh xây dựng cách nhiệt, hệ thống quạt gió hoạt động liên tục nhằm bảo đảm nhiệt độ trong chuồng từ 27 - 29 độ C. Đặc biệt, anh Chung còn cho gà nghe nhạc.


 

 




Hạnh phúc khi thấy gà kêu đói

Với tổng số gà 7.000 con, hiện tại, anh Chung đang cho 3.500 con gà đẻ trứng nghe nhạc trên nước. Với con giống nhập từ Hải Phòng, gà giống cũng chẳng hề rẻ, tận 120.000 đồng/con, anh phải nuôi từ 18 - 20 tuần gà mới bắt đầu đẻ. Suốt thời gian đó, ngày nào anh cũng cho gà nghe nhạc, anh tâm sự: “Đối với tôi, ngày nào gà kêu đói ăn là ngày đó tôi hạnh phúc”.

Theo anh, âm thanh và ánh sáng cực kỳ quan trọng đối với nuôi gà, những bản nhạc anh thường mở vào lúc sáng sớm và buổi trưa, với mục đích đơn giản là giảm stress cho gà, để gà không giật mình bởi những tiếng động lạ, thư giãn hơn, để từ đó việc đẻ trứng trở nên dễ dàng hơn. Anh thông tin, phải đến 90% những con gà của anh nuôi đều đẻ trứng, trung bình một con đẻ từ 200 - 250 quả thì sẽ nghỉ và đem bán gà thịt.


 

 




Anh cho biết, trong mùa gà đẻ, anh thu hoạch được 3.000 quả/ngày, trung bình mỗi quả giá 1.300 đồng/quả, tính ra, hàng tháng anh thu về hàng trăm triệu đồng. Trưởng thành từ dân xây dựng, nhưng vì đam mê anh Chung đã xây dựng thành công mô hình nuôi gà trên nước, kết hợp với cho gà nghe nhạc. Bỏ ra một lúc hàng tỷ đồng để theo đuổi đam mê, cũng chẳng biết trước được thành công hay thất bại, nhưng với bản lĩnh, anh đã phát triển đam mê thành trang trại nuôi gà trên nước đầu tiên tại Thanh Chương.

Nuôi gà đẻ trứng nghe nhạc ta có thể nghe rồi, gà chạy bộ thì cũng chẳng xa lạ, nhưng nuôi gà đẻ trứng trên nước mới là “độc”, “lạ”. Nhưng cũng chính vì sự mạnh dạn, cũng vì những yếu tố độc lạ đó bước đầu đã mang đến thành công cho người đàn ông ngoài tứ tuần dám thay đổi đam mê của mình.


 

 




Theo chị Nguyễn Thị Xuân - công nhân thường xuyên làm việc tại đây chia sẻ:  “Trứng gà ở trang trại này rất thơm ngon, lòng đỏ nhiều, vỏ trứng dày và to hơn trứng gà ta, ưu điểm ít bị dịch bệnh, bên cạnh đó tận dụng được phân, thức ăn dư thừa của gà để nuôi cá, hiện nay trung bình mỗi con cá có trọng lượng từ 5 - 7kg được khách hàng rất ưa chuộng. Khách hàng của anh từ các nhà hàng, khách sạn đến các siêu thị tại TP.Vinh và một số huyện lân cận. Trừ các khoản chi phí, gia đình anh Nguyễn Văn Chung có thu nhập gần 100 triệu đồng/tháng”.

Theo Lưu Khuyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.