Ồ ạt mở diện tích, nông dân khóc ròng trên vườn tiêu đen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Ồ ạt mở diện tích: Nông dân khóc ròng trên vườn tiêu đen. Ảnh minh hoạ
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khi giá tiêu đen lên đến đỉnh điểm, tăng vọt lên mức 230.000 đồng/kg, nông dân ở các địa phương ồ ạt mở rộng diện tích trồng. Do đó, từ năm 2013 - 2018 diện tích trồng tiêu cả nước là 152.000 ha, tăng gấp 3 lần sau 5 năm.
Theo VPA, tình trạng cung vượt cầu đối với mặt hàng hạt tiêu trên thế giới vẫn chưa chấm dứt. Trong khi đó, 95% hạt tiêu của Việt Nam dùng để xuất khẩu nên yếu tố thị trường thế giới ảnh hưởng rất lớn đến giá hạt tiêu trong nước.
Bên cạnh đó, các nước trồng hạt tiêu khác như Braxin, Campuchia cũng tăng diện tích. Tồn kho năm này qua năm khác dồn ứ khiến nguồn cung dư thừa so với nhu cầu.
Năm 2013 và 2014 giá tiêu lên cơn sốt, tăng vọt lên mức 230.000 đồng/kg, lúc này giá tiêu đang ở ngưỡng cao vót nên nhiều hộ nông dân ở các địa phương mở rộng diện tích trồng tiêu.
Năm 2013, tại Việt Nam, diện tích trồng tiêu chỉ trên 53.000 ha. Tuy nhiên, sau 5 năm, đến 2018, diện tích trồng tiêu cả nước là 152.000 ha, đã tăng gấp 3 lần.
Hậu quả của việc ồ ạt mở rộng diện tích là cung vượt cầu, giá giảm mạnh. Từ mức giá đạt đỉnh 230.000 đồng/kg năm 2013 đến nay giá mặt hàng này đã giảm xuống chỉ còn trên dưới 45.000 đồng/kg. Đây là mức thấp nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây, thấp hơn giá thành mà người nông dân làm ra là 50.000 đồng/kg.
Mười ngày giữa tháng 3.2019, giá hạt tiêu tại thị trường trong nước tăng nhưng không đáng kể. Chốt phiên giao dịch ngày 19.3.2019, giá hạt tiêu đen trong nước tăng từ 3,4 - 4,6% so với ngày 9.3.2019, so với ngày 19.02.2019 tăng từ 2,2 – 3,5%, lên mức thấp nhất là 45.500 đồng/kg tại huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai - mức cao nhất là 47.000 VNĐ/kg tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dù giá tiêu nhích lên dù đang trong mùa thu hoạch nhưng so với công sức chăm bón cũng không lời được bao nhiêu thậm chí lỗ.
Trao đổi với PV, ông Đỗ Viết Dương (ngụ xã Eatam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, từ năm 2013, nhìn thấy lợi ích mà tiêu đen mang lại nhưng trong vườn lại không có cây tiêu nào. Nhân cơ hội vườn có 2 héc-ta cà phê chè đến độ già, năng suất kém nên đã chặt bỏ hoàn toàn số cà phê này thay vào đó trồng tiêu.
"Vì muốn tìm được giống tiêu tốt, tôi thuê xe tải lên huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mua giống tiêu về trồng. Thời điểm này tiêu đắt nên giống cũng rất đắt, 1 cành giống có giá từ 25.000 - 30.000 đồng/cành, nhưng việc trồng tiêu không đơn giản như trồng cà phê nên tiêu bị chết khá nhiều. 
Đến thời kỳ trưởng thành, việc chăm sóc cũng rất kỳ công vì tiêu hay bị bệnh, phân bón cũng phải loại tốt. Tới lúc thu hoạch, giai đoạn hái khá khó khăn vì phải bắc thang để hái, chi phí thuê nhân công một ngày cả hơn triệu đồng, vì không hái nhanh tiêu sẽ rụng dưới gốc.
Hiện giá tiêu thấp, không những gia đình tôi mà còn nhiều hộ nông dân trong xã khác không dám bán vì sợ lỗ, không đủ chi phí thuê nhân công, chăm sóc... Nhưng nếu để lâu quá, tiêu sẽ bị hao, chưa nói đến việc sản phẩm này dễ bị mốc" - ông Dương bộc bạch.
Đỗ Phương (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.