Nuôi con vật là "thú cưng" của Hằng Nga, mỗi năm anh nông dân Đồng Nai lãi 300 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tình cờ thấy mô hình nuôi thỏ trong rọ đạt hiệu quả kinh tế cao ở một trường đại học, anh Vũ Đức Tấn (xã Vĩnh Tân, Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đã làm theo và thu lãi gần 300 triệu đồng/năm.



Cuối năm 2016, anh Tấn bỏ việc công nhân cổ cồn tại một nhà máy xi măng về nhà nuôi thỏ thịt thương phẩm.

 

Hiện, mô hình nuôi thỏ công nghiệp của anh Tấn là điểm học hỏi kinh nghiệm của nông dân trong ngoài tỉnh.
Hiện, mô hình nuôi thỏ công nghiệp của anh Tấn là điểm học hỏi kinh nghiệm của nông dân trong ngoài tỉnh.



Anh cải tạo 7 sào đất đồi của gia đình để xây dựng chuồng trại và mua hơn 60 con thỏ giống về nuôi thử nghiệm.

Hiện tại, gia đình anh Tấn đang có hơn 300m2 chuồng trại nuôi thỏ được xây dựng theo dạng công nghiệp.

Trại được đầu tư hoàn toàn khép kín, gồm: Hệ thống quạt thông gió, chuồng nuôi nhốt, máng ăn uống tự động cho gần 1.000 con thỏ.

"Cứ rảnh rỗi là tôi lên mạng tìm hiểu về loài thỏ, cách nuôi. Càng tìm hiểu tôi càng mê nghề nuôi thỏ", anh Tấn chia sẻ.

Không chỉ tìm hiểu nghề nuôi thỏ trên các mạng xã hội, anh Tấn còn học hỏi thêm kinh nghiệm qua việc thường xuyên liên lạc với kỹ sư chăn nuôi.


 

 Với cách nuôi thỏ trong rọ, mỗi năm anh Tấn thu lãi gần 300 triệu đồng.
Với cách nuôi thỏ trong rọ, mỗi năm anh Tấn thu lãi gần 300 triệu đồng.



Song song đó, anh còn đi tham quan các mô hình nuôi thỏ cho hiệu quả cao ở trong và ngoài tỉnh.

Cho nên, dù mới đưa vào nuôi thử nghiệm nhưng do nắm bắt được kỹ thuật nuôi thỏ cơ bản nên đàn thỏ của anh Tấn phát triển khá tốt.

Theo anh Tấn, so với chăn nuôi gia súc, gia cầm thì nuôi thỏ có hiệu quả tốt hơn, vốn đầu tư cũng không quá cao.

Sau gần 2 năm "kết duyên' với nghề nuôi thỏ, đến nay gia đình anh Tấn  đã sở hữu đàn thỏ lên đến gần 1.000 con.

Mỗi tháng, anh xuất chuồng hơn 200 con thỏ cho các nhà hàng trong và ngoài tỉnh Đồng Nai.

Ngoài bán thỏ thương phẩm anh còn bán thỏ giống cho nông dân. Hiện, khá nhiều nông dân phía Nam đang nuôi thỏ giống từ trại của anh.

Anh Tấn bộc bạch, mỗi năm anh thu lãi từ trại thỏ gần 300 triệu đồng.


 

Nuôi thỏ trong lồng, mỗi năm mang về cho anh Tấn gần 300 triệu đồng.
Nuôi thỏ trong lồng, mỗi năm mang về cho anh Tấn gần 300 triệu đồng.


Tuy nhiên, mặc dù thỏ có giá trị kinh tế cao, nhưng theo anh Tấn, muốn nuôi thỏ đạt được thành công cần nắm được những đặc điểm về sinh lý cũng như những hiện tượng bất thường của thỏ để điều chỉnh kịp thời.

Hơn nữa người nuôi cũng cần nắm được thời điểm sinh sản, chăm sóc thỏ sau sinh và cách phòng tránh bệnh tật.


https://danviet.vn/nuoi-con-vat-la-thu-cung-cua-hang-nga-moi-nam-anh-nong-dan-dong-nai-lai-300-trieu-dong-20200722131234137.htm

Theo Trần Cửu Long (Dân Việt)
 

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

null